Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Tư pháp Bắc Kạn: Kết quả 2 năm thực hiện kế hoạch hành động VSTBPN giai đoạn 2006-2008

25/07/2008
Để triển khai thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ 2006-2010 của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Ban VSTBPN ngành Tư pháp đã khẩn trương triển khai các hoạt động, cụ thể:

    Tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư pháp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong ngành tổ chức thực hiện kế hoạch; Xây dựng kế hoạch hành động VSTBPN ngành Tư pháp 2006-2010. Kế hoạch đã đưa ra các mục tiêu và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, từng tổ chức trong việc thực hiện hoạt động VSTBPN; Xây dựng kế hoạch hành động VSTBPN hàng năm (2006, 2007, 2008); Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện quy chế hoạt động của Ban VSTBPN ngành Tư pháp.

     Tổ chức quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg, Quyết định số 2106/QĐ-UB ngày 19 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động VSTBPN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010 tới tất cả các đơn vị trong ngành, các tổ chức đoàn thể nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động VSTBPN

    Tổ chức tuyên truyền về hoạt động VSTBPN trong toàn ngành: Tổ chức 2 hội nghị tập huấn tuyên truyền Luật bình đẳng giới và Nghị quyết số 11-NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước  

    Nội dung tuyên truyền công tác VSTBPN ngành Tư pháp được đề cập thường xuyên trong Bản tin Tư pháp phát hành hàng quý  

    Tại các buổi toạ đàm (8/3; 20/10) cán bộ công chức nữ được trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và trong cuộc sống, đồng thời qua đó có những đề xuất kiến nghị trong công tác VSTBPN.  

    100% cán bộ công chức nữ trong ngành được cung cấp các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức nữ (như Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Bình đẳng giới, Công ước CEDAW).  

    Qua đó công chức nữ cơ bản nắm được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác cũng như trong đời sống xã hội và có thái độ tích cực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ nói chung  

    Về Kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động VSTBPN  

    . Thực hiện mục tiêu hoạt động VSTBPN ngành Tư pháp  

    Trên cơ sở 5 mục tiêu trong kế hoạch hành động VSTBPN tỉnh Bắc Kạn, ngành Tư pháp đã đạt được trên các lĩnh vực sau:  

    a. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN của cán bộ, công chức nữ trong ngành  

    - 100% cán bộ, công chức công tác tại Thi hành án dân sự tỉnh, các phòng đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng thi hành án các huyện, thị xã được tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; được triển khai phổ biến kế hoạch hành động VSTBPN tỉnh Bắc Kạn; kế hoạch hành động VSTBPN của ngành Tư pháp đến năm 2010  

   - Các quan điểm, mục tiêu, nội dung hoạt động VSTBPN được lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn của đơn vị  

    b. Cán bộ công chức được bình đẳng trong các lĩnh vực đào tạo  

    - Tỷ lệ cán bộ công chức nữ được tham gia lớp đại học tại chức  hàng năm chiếm 75%  

    - Chiếm 50% số cán bộ công chức nữ được cử tham gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị  

    c. Cán bộ công chức nữ được bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, được quan tâm thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với công chức nữ 

    - Cán bộ công chức nữ được hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình thông qua hội nghị tập huấn; các buổi hội thảo, toạ đàm trao đổi 

    - 100% cán bộ công chức nữ được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm  

    - Cán bộ, công chức nữ khi ốm đau, thai sản, khi gia đình gặp khó khăn hoạn nạn được quan tâm thăm hỏi kịp thời; cán bộ nữ có thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn được động viên, khen thưởng:  

    - Tổ chức tốt các buổi toạ đàm nhân ngày lễ kỷ niệm 8/3; 20/10. Nội dung sinh hoạt ngày càng phong phú đa dạng: Cán bộ công chức nữ được tham gia tìm hiểu ngành, cách ứng xử trong cuộc sống; thi nấu ăn; tham gia sinh hoạt câu lạc bộ nữ công  

    - Tạo điều kiện cho cán bộ nữ được tham gia sinh hoạt văn nghệ, thể thao  

    - Tổ chức cho cán bộ nữ tham quan, học tập kinh nghiệm tỉnh bạn  

    d. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nữ trong ngành có phẩm chất đạo đức, có năng lực được quan tâm kịp thời. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia công tác quản lý tăng lên rõ rệt.  

    Trên cơ sở hướng dẫn xây dựng quy hoạch cán bộ, quy hoạch đào tạo của Sở Nội vụ, Sở Tư pháp đã triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch đối với đội ngũ cán bộ công chức trong đó đặc biệt quan tâm đến cán bộ nữ  

    Nhìn chung, cán bộ nữ đã được quan tâm sắp xếp bố trí công việc phù hợp với khả năng, hoàn cảnh, được tạo điều kiện tham gai các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, thi nâng ngạch... đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá công chức và quy hoạch bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo  

    Lãnh đạo Sở đã mạnh dạn phân công cán bộ, công chức nữ chủ trì, tham gia thực hiện các lĩnh vực chuyên môn của đơn vị như công tác: xây dựng văn bản, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hộ tịch, trợ giúp pháp lý. Tỷ lệ nữ tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2006, số ý kiến tham gia xây dựng vào văn bản QPPL của cán bộ nữ chiếm 50% thì đến năm 2007 chiếm 60%; số tin bài trên bản tin tư pháp chiếm 70%, số lần tham gia trợ giúp pháp lý chiếm 80%.  

    Sự vươn lên toàn diện của đội ngũ cán bộ nữ thể hiện ở số cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo tăng. Cán bộ công chức nữ được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo phòng là: 6 chiếm 40% cán bộ công chức được bổ nhiệm lãnh đạo phòng, tăng 10% so với năm 2005  

    + Cán bộ, công chức là chuyên viên chính: 1 (chiếm 20% số cán bộ, công chức là chuyên viên chính)  

    + Cán bộ nữ là công chứng viên: 1 (chiếm 33% số cán bộ công chức được bổ nhiệm công chứng viên)  

    e, Hoạt động của Ban VSTBPN ngành Tư pháp  

    - Ban VSTBPN ngành Tư pháp được lãnh đạo Sở quan tâm tạo điều kiện, kịp thời củng cố kiện toàn với 5 thành viên có 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm trưởng ban  

    - Ban đã xây dựng kế hoạch hành động VSTBPN ngành Tư pháp hàng năm qua đó đưa hoạt động của Ban đi vào nề nếp; góp phần nâng cao hiệu quả VSTBPN trong đơn vị.  

    - Ban VSTBPN tổ chức họp hành quý để đánh giá tình hình triển khai kế hoạch hoạt động, đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện trong từng thời kỳ  

    . Góp phần xây dựng mục tiêu VSTBPN tỉnh Bắc Kạn  

    - Trong hoạt động xây dựng văn bản QPPL, luôn chú trọng trong việc tham mưu đề xuất các quan điểm bảo vệ, phát huy quyền của phụ nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội; bảo vệ và tạo điều kiện để trẻ em gái phát triển mọi mặt; nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ. Sở đã tổ chức tham gia ý kiến vào Luật bình đẳng, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Thi hành án, Luật Trợ giúp pháp lý   

     - Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật:  

    + Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ, trong thời gian qua Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; biên soạn mục hỏi đáp pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới; sổ tay phổ biến pháp luật có liên quan đến đối tượng nữ.  

     + Thông qua các hình thức, biện pháp tuyên truyền phong phú như tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng các chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật trên báo, đài; thông qua công tác hoà giải ở cơ sở.... các văn bản pháp luật nói chung và những văn bản pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái nói riêng được phổ biến sâu rộng đến mọi thành viên trong xã hội, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, hạn chế các vụ vi phạm pháp luật, ngăn chặn, khắc phục các tệ nạn, hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em gái.  

    + Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận với sách pháp luật thông qua hệ thống tủ sách và ngăn sách pháp luật. Hiện nay toàn tỉnh có 122 tủ sách/122 xã phường, thị trấn và 1386 ngăn sách pháp luật thôn, bản, tổ phố  

    Công tác hoà giải ở cơ sở được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Hàng năm tỷ lệ hoà giải thành đạt trên 80% góp phần quan trọng giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân  

    - Trong hoạt động trợ giúp pháp lý:  

     + Hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng diện người nghèo và đối tượng chính sách ngày càng được tăng cường; số việc trợ giúp pháp lý cho phụ nữ chiếm gần 60% số việc trợ giúp. Cấp phát hơn 2000 tờ rơi, tờ gấp, sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.  

     + Các việc trợ giúp pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, đặc biệt là các vụ việc mà phụ nữ và trẻ em gái bị hành hạ, ngược đãi, bị dư luận lên án hoặc có kiến nghị của Hội phụ nữ, Uỷ ban dân số gia đình trẻ em đều được Trung tâm trợ giúp pháp lý trợ giúp thông qua nhiều kênh khác nhau: tư vấn tại trụ sở hoặc qua các đợt trợ giúp lưu động; mời luật sư bào chữa; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc có liên quan...  

    - Trong hoạt động bổ trợ tư pháp như: Công chứng, giám định, hộ tịch ... quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em luôn được quán triệt sâu sắc, các vụ việc liên quan đến phụ nữ , trẻ em đều được quan tâm giải quyết nhanh chóng kịp thời. Từ năm 2006 đến nay địa phương đăng ký khai sinh cho hơn 8.000 trường hợp; đăng ký kết hôn cho hơn 3.700 trường hợp. Tình trạng tảo hôn giảm đi rõ rệt   

    - Trong hoạt động thi hành án: Các cơ quan thi hành án luôn bảo đảm thi hành kịp thời, đầy đủ, theo đúng quy định của pháp luật các bản án và quyết định của toà án; quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em luôn được quan tâm đặc biệt.  

    Có thể thấy trong 2 năm thực hiện kế hoạch VSTBPN giai đoạn 2006-2010, một số mặt công tác đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra như: thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch công tác và triển khai thực hiện kế hoạch, công tác quy hoạch cán bộ công chức lãnh đạo nữ được quan tâm, chú trọng; tỷ lệ cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo phòng tăng 10% so với năm 2005; số công chức nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng vượt chỉ tiêu là 15%; tỷ lệ cán bộ nữ được kết nạp Đảng vượt chỉ tiêu là 20%; trong hoạt động góp phần xây dựng mục tiêu VSTBPN nhiều mặt công tác đã bảo vệ được quyền lợi của phụ nữ và trẻ em như: công tác trợ giúp pháp lý; công tác đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh. Chị em đã tích cực học tập phấn đấu vươn lên khẳng định được vị trí vai trò của mình trong công tác vì vậy đã được nhiều cấp ngành khen thưởng; 100% chị em đạt tiêu chuẩn 2 giỏi, đạt danh hiệu gia đình văn hoá ở khu dân cư  

Hương Loan