Sơn la: Giải pháp để công tác đăng ký khai sinh cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng cao và biên giới đạt hiệu quả

08/07/2008
Ttrong những năm gần đây, đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp , ngành công tác đăng ký hộ tịch trong đó có khai sinh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định, trong số những trẻ em được đăng ký khai sinh hàng năm thì hơn một nửa số đó được đăng ký muộn hơn rất nhiều so với thời hạn quy định của pháp luật, tình trạng trẻ em chỉ được đăng ký khai sinh khi đến độ tuổi đi học ( đến 6 tuổi) là tương đối phổ biến thậm chí vẫn còn hiện tượng trẻ em sinh ra không được cha mẹ, người thân đăng ký khai sinh (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sống ở vùng cao, biên giới)

Sơn La là một tỉnh miền núi có diện tích 14.050km2, dân số trên 100 vạn người với 12 dân tộc cùng sinh sống. Tỉnh có 11 huyện, thị xã với 206 xã, phường, thị trấn, trong đó có 5/11 huyện với 17 xã biên giới (có đường biên giới giáp với nước Cộng hoà DCND Lào). Trong tổng số 206 xã, phường trong đó có 161 xã thuộc khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội

             Khu vực thị xã và các thị trấn nằm dọc đường quốc lộ dân cư sinh sống tập trung, kinh tế phát triển khá hơn, nhân dân có điều kiện tiếp cận với pháp luật nhiều hơn. Còn lại nhân dân chủ yếu sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, đặc biệt vẫn còn một bộ phận người dân mù chữ và không thông thạo tiếng phổ thông. Ở các vùng này kinh tế chậm phát triển, địa hình tự nhiên bị chia cắt, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhận thức pháp luật và khả năng của người dân trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của mình còn nhiều hạn chế, một bộ phận nhân dân còn di dịch cư tự do…

             Hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương chưa hoàn thiện, Cấp huyện không có cán bộ chuyên trách theo dõi, chỉ đạo công tác hộ tịch do đội ngũ cán bộ được phân bố cho Phòng tư pháp quá ít nên chỉ làm kiêm nghiệm. Ở cấp xã chức danh cán bộ tư pháp - hộ tịch mới được quan tâm trong những năm gần đây song vẫn còn thiếu lại chưa được đào tạo cơ bản nên khả năng chuyên môn còn nhiều hạn chế, thường xuyên biến động.  Cách thức làm việc còn rất thụ động, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn, chỉ đạo đối với công tác tư pháp hộ tịch cơ sở…

             Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở đối với công tác hộ tịch trong đó có việc đăng ký khai sinh còn nhiều hạn chế, thiếu sự quan tâm, lãnh chỉ đạo chặt chẽ

             Mặc dù Ttrong những năm gần đây, đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp , ngành công tác đăng ký hộ tịch trong đó có khai sinh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định, trong số những trẻ em được đăng ký khai sinh hàng năm thì hơn một nửa số đó được đăng ký muộn hơn rất nhiều so với thời hạn quy định của pháp luật, tình trạng trẻ em chỉ được đăng ký khai sinh khi đến độ tuổi đi học ( đến 6 tuổi) là tương đối phổ biến  thậm chí vẫn còn hiện tượng trẻ em sinh ra không được cha mẹ, người thân đăng ký khai sinh (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sống ở vùng cao, biên giới)

             Mọi trẻ em ngay từ khi sinh ra đều có  quyền được khai sinh và có quốc tịch, đây là cơ sở phát sinh và thực hiện các quyền công dân khác của trẻ em. Chính vì thế để công tác đăng ký hộ tịch nói chung, công tác đăng ký khai sinh nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh và đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới được thực thi đầy đủ, có hiệu quả trong thời gian tiếp theo cần thực hiện một số giải pháp sau:

             Một là: Các quy định của pháp luật về vấn đề đăng ký hộ tịch đã tương đối đầy đủ, đồng bộ và chặt chẽ (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Dân sự năm 2005, Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Hơn nữa, mới đây Đảng và nhà nước cũng đã có những quy định ưu đãi đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi ở mức tối đa đối với đồng bào dân tộc thiếu số, người lao động nghèo… trong đăng ký hộ tịch, việc đăng ký các sự kiện hộ tịch như Khai sinh, Khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi được miễn hoàn toàn lệ phí. Do đó trước mắt cần tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo chính quyền cơ sở thực hiện đúng thẩm quyền, đầy đủ đúng trình tự, thủ tục về đăng ký khai sinh theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong đăng ký khai sinh cũng như các sự kiện hộ tịch. UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hàng năm vừa đủ cho UBND cấp xã để mua sổ sách, biểu mẫu hộ tịch phục vụ việc đăng ký miễn phí cho đồng bào các dân tộc thuộc đối tượng được miễn lệ phí hộ tịch.

             Hai là:  Sự quan tâm thực sự của UBND các cấp đối với công tác hộ tịch là điều kiện hết sức quan trọng. Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền đối với công tác hộ tịch ở cơ sở. Cần có sự chỉ đạo thống nhất đối với các ngành hữu quan (đặc biệt là sự phối hợp giữa các ngành Tư pháp- Giáo dục và đào tạo- Hội phụ nữ - Dân số gia đình và trẻ em) với UBND các huyện, thị thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thực thi các quy định của pháp luật trong công tác quản lý hành chính tư pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, xoá dần những phong tục tập quán lạc hậu. Bên cạnh đó việc xây dựng quy ước, hương ước của Thôn, bản để cùng tôn trọng, thống nhất thực hiện trong cộng đồng dân cư cũng là biện pháp hữu hiệu cần khuyến khích nhân rộng. Coi việc làm tốt công tác hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký khai sinh là một trong những tiêu chuẩn để được công nhận làng bản văn hoá.

             Ba là: Cần phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã có đầy đủ năng lực, phẩm chất, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, có nhiệt tình công tác, yêu nghề. Mặt khác, công tác hộ tịch (khai sinh) là công tác quản lý dân cư do đó người cán bộ tư pháp - hộ tịch phải tích cực thường xuyên bám sát dân chủ động đến với dân để phát hiện và đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh. Muốn vậy nhà nước và chính quyền địa phương cần có chế độ, chính sách phù hợp khuyến khích, động viên họ nhiệt tình công tác,  đặc biệt là đối với cán bộ tư pháp các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới

             Bốn là: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào dân tộc. Đồng thời nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của họ trong đăng ký hộ tịch để họ tự giác đi đăng ký đặc biệt là đăng ký khai sinh cho trẻ em trong thời hạn pháp luật quy định là hết sức quan trọng.

             Năm là: Với đặc thù là một tỉnh miền núi, điều kiện đi lại khó khăn, bà con các dân tộc thiếu số sống rải rác nên việc thực hiện đăng ký tập trung là điều vô cùng khó khăn. Trước thực tế này thì hình thức đăng ký lưu động về từng bản, làng kết hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý là cách làm thực sự hiệu quả trong đăng ký hộ tịch nói chung và trong đăng ký khai sinh nói riêng. Những buổi đăng ký lưu động kết hợp cùng các hoạt động trợ giúp pháp lý như thế luôn được đồng bào, bà con quan tâm và nhiệt tình hưởng ứng. Trong thời gian tiếp theo hình thức này vẫn là một giải pháp hiệu quả.

Lê Thị Minh Giang