Phú Yên: Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 4 giai đoạn I

03/07/2008
Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện điểm đề án 4 “ Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn” của Bộ Tư pháp trên địa bàn.

Trên cơ sở các Kế hoạch của Bộ Tư pháp chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 4 thuộc Chương trình 212 của Chính phủ, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1409/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án 4, Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 04/07/2007 kiện toàn thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL. Hội đồng đã thông qua Quy chế hoạt động và Quyết định thành lập các Ban, xây dựng Kế hoạch và nhiều văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện…Sở Tư pháp đã tích cực triển khai các nội dung của Đề án; chọn điểm chỉ đạo; phân công cán bộ theo dõi, hướng dẫn và tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Đề án tại hai xã điểm.

          Để thực hiện đề án, Sở Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho  212 cán bộ là lãnh đạo UBND cấp xã và cán bộ tư pháp xã trong toàn tỉnh tham gia TGPL, thời gian tập huấn là 03 ngày. Phòng Tư pháp 02 huyện Sông Cầu và Phú Hoà phối hợp với UBND 02 xã điểm thực hiện Đề án 4 là Xuân Bình và Hoà Thắng tổ chức 08 cuộc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoà giải cơ sở cho Hoà giải viên. Phối hợp với Ban điều hành Đề án 4 TW, tập huấn nghiệp vụ TTPBGDPL tại Phú Yên cho 290 cán bộ tư pháp và công an cấp xã. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho 106 cán bộ tư pháp cấp xã. Trong hai năm triển khai và thực hiện đề án, các Phòng tư pháp ở Phú Yên còn tổ chức 18 đợt tập huấn nghiệp vụ Hoà giải cơ sở, kỹ năng tuyên truyền PBGDPL, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, công tác chứng thực và đăng ký, quản lý hộ tịch cho đội ngũ  hoà giải viên và cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã. Qua các đợt tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ, bước đầu trang bị cho đội ngũ cán bộ tư pháp, công an cấp xã những kiến thức pháp luật cơ bản, kiến thức pháp luật mới và các kỹ năng trong việc tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện chức năng nhiệm vụ.Trong đó có công tác thi hành án dân sự dưới 500 ngàn đồng và phối hợp với Cơ quan THADS thi hành những vụ án khác, góp phần đáng kể vào kết quả chung của THADS tỉnh, giảm bớt các vụ việc tồn đọng và không có đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này.

          Kế quả giai đoạn 1 thực hiện đề án, Sở Tư pháp đã chỉ đạo các Phòng Tư pháp phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương xây dựng và tổ chức sinh hoạt hàng tháng, cung cấp tài liệu và tập huấn kỹ năng TTPBGDPL cho cán bộ tư pháp và thành viên chủ chốt của CLB để phát huy vai trò chủ đạo và tích cực của họ trong hoạt động. Đến nay, Phú Yên đã thành lập 16 CLB pháp luật và 35 CLB trợ giúp pháp lý, 9 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và 12 CLB Nông dân với pháp luật…Tại các câu lạc bộ, đã tổ chức trên 230 buổi sinh hoạt pháp luật chuyên đề thu hút trên 2200 lượt người tham dự và ngày càng có nhiều ký tham gia CLB… Ngoài ra, thông qua hoà giải 6.752 vụ việc hoà giải thành, đã tổ chức tuyên truyền nhiều qui định của pháp luật, phổ biến kịp thời trong cộng đồng dân cư, hạn chế  phát sinh tranh chấp, tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân, giảm khiếu kiện và giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Đến nay 98% số xã, phường, thị trấn ở Phú Yên đã có tủ sách pháp luật. Phòng Tuyên truyền phối hợp với Ban thư ký Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh biên soạn và phát hành 1800 túi sách pháp luật với 4 chủ đề: Hỏi đáp pháp luật về đất đai; Hỏi đáp pháp luật về phòng chống tội phạm; 100 câu hỏi đáp tình huống pháp luật về dân sự và 50 câu hỏi đáp tình huống pháp luật về Hôn nhân gia đình. Túi sách pháp luật được cấp phát đến đại biểu HĐND tỉnh, thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL huyện, thành phố, Trưởng phòng Tư pháp, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã, phường, thị trấn và tổ trưởng tổ hoà giải ở cơ sở. Đồng thời biên soạn, in và phát hành trên 1000 Đề cương giới thiệu các Luật mới ban hành trong năm 2007.TTPBGDPL thông qua hình thức khai thác tủ sách pháp luật tuy  đạt được một số kết quả song vì kinh phí đầu tư hạn chế, vị trí đặt tủ sách và phòng đọc chưa thuận lợi, chưa đáp ứng  được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và người dân ngay tại cơ sở…

Ngoài ra, Sở Tư pháp còn biên soạn và phát hành 12000 tờ gấp chuyên đề pháp luật về an toàn giao thông; 9000 quyển sách “ Hỏi đáp về phòng chống tội phạm”, cấp phát miễn phí cho người dân. Phát hành 7200 túi sách pháp luật bao gồm các chuyên đề Hỏi đáp về các tình huống pháp luật trong lĩnh vực Dân sự, Hình sự, Đất đai và  Hôn nhân gia đình cung cấp cho cán bộ tư pháp cấp xã, Hoà giải viên, Tuyên truyền viên…làm tài liệu phục vụ cho công tác TTPBGDPL và cẩm nang cho công tác hoà giải cơ sở. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh in, sang 600 cuộn băng cassette về 05 chuyên đề pháp luật từ nguồn băng gốc do Bộ Tư pháp cung cấp để cấp phát miễn phí cho 100% xã, phường, thị trấn toàn tỉnh làm tài liệu TTPBGDPL qua hệ thống Đài phát thanh của địa phương. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí TTPBGDPL pháp luật trên các phương tiện truyền thông. Đặt biển quảng bá về hoạt động trợ giúp pháp lý tại 7 điểm trong tỉnh. Tổ chức 71 đợt TGPL lưu động, trong đó chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng xa để tư vấn pháp luật cho các đối tượng chính sách, người nghèo và đồng bào dân tộc ít người. Qua đó, phối hợp lồng ghép TTPBGDPL ngay tại cơ sở thu hút hàng ngàn lượt người tham dự.

          Đến nay, Phú Yên có 106/106 xã, phường, thị trấn (chưa tính 3 xã mới chia tách) thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL và ban hành quy chế hoạt động. Song thực tế hoạt động phối hợp chỉ mang tính chất sự vụ, phong trào mà chưa có một Kế hoạch cụ thể mang tính chất lâu dài trên cơ sở phân công, phân nhiệm cho các cơ quan liên quan và cho thành viên của Hội đồng. Do vậy, còn nhiều lúng túng, thụ động và kém hiệu quả. Hiện nay,  Sở Tư pháp đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố củng cố kiện toàn và kiểm tra hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã , qua đó tổ chức và triển khai có hiện quả đề án 4.

          Tại hai xã điểm Xuân Bình và Hoà Thắng  được chọn điểm triển khai thực hiện đề án4 đã đã triển khai 20 đợt phổ biến pháp luật tại các thôn cho nhân dân trên địa bàn, có gần 2000 lượt người dân tham dự.Tổ chức 6 đợt tập huấn nghiệp vụ cho Tuyên truyền viên và Hoà giải viên. Thành lập và duy trì hoạt động của câu lạc bộ pháp luật. Sở Tư pháp biên soạn, cung cấp các Đề cương tuyên truyền các Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2007 và 02 loại tờ rơi, tờ gấp pháp luật về chuyên đề hoà giải ở cơ sở và giải quyết tranh chấp đất đai, 300 quyển sách hỏi đáp về phòng chống tội phạm cho địa phương làm cẩm nang nghiệp vụ và tổ chức lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác hoà giải ở cơ sở. Phối hợp thực hiện 02 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại xã Hoà Thắng và tại thôn Thọ Lộc ( xã Xuân Bình) ngoài việc tư vấn pháp luật còn tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai, hôn nhân gia đình và dân sự, có 214 người dân tham dự. Qua kiểm tra tại 02 xã điểm cho thấy công tác PBGDPL chuyển biến tích cực, cùng với các hoạt động khác của công tác tư pháp ở cơ sở tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân ở địa phương. Cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã xác định đây là một công tác thường xuyên của cả hệ thống chính trị ở địa phương chứ không phải đặc trách một cơ quan nào. Thật sự đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức, hành động, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thực hiện PBGDPL tại từng cụm dân cư trên địa bàn xã. Mối quan hệ phối hợp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc thực hiện được duy trì liên tục, thường xuyên giữa Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và UBND xã. Nội dung thực hiện Đề án có trọng tâm, trọng điểm phù hợp theo từng nhóm đối tượng, từng khu dân cư ở địa phương với hình thức PBGDPL chủ yếu là tuyên truyền miệng, sinh hoạt Câu lạc bộ, hoà giải cơ sở, tư vấn pháp luật và lồng ghép với trợ giúp pháp lý lưu động.  Những chuyển biến và hiệu quả được thể hiện trên các mặt: Tội phạm tại 02 xã không xảy ra; vi phạm pháp luật tuy có nhưng không đáng kể, tính chất và mức độ nguy hiểm không nghiêm trọng; không phát sinh các tệ nạn xã hội; khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhưng tính chất và mức độ ít phức tạp, không có đơn vượt cấp, không có tình trạng khiếu kiện đông người; ý thức và hành vi chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân địa phương  từng bước được nâng cao. Cán bộ tư pháp của hai xã điểm đã thể hiện được năng lực tổ chức, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

          Qua thực hiện đế án 4 trong giai đoạn 1 cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn, song bằng sự nỗ lực chung và sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương. Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên đã thể hiện được vai trò chủ đạo của cơ quan chủ trì Đề án 4- Chương trình 212. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển mới, thực hiện Đề án 4 đảm bảo hiệu quả các mục tiêu đề ra, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp chung đưa pháp luật vào cuộc sống. Qua đó phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Hiệu quả của việc triển khai thực hiện Đề án 4 được thể hiện cụ thể như sau: Đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật và Hoà giải viên được củng cố kiện toàn; năng lực PBGDPL của cán bộ các cơ quan tư pháp được nâng cao, bước đầu đáp ứng được nhu cầu chuyển tải thông tin pháp luật đến người dân và thể hiện được vai trò nòng cốt, đầu mối trong việc phối hợp PBGDPL tại cơ sở. Các hình thức PBGDPL đã được thực hiện đồng bộ với nhiều phương thức sáng tạo, linh hoạt thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải cơ sở, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ TGPL, xét xử lưu động, thi hành án… đã tác động tích cực đến nhận thức của người dân về việc tìm hiểu pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật và ngày càng thu hút được nhiều người  tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật…Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL từ cấp xã đến cấp tỉnh đã được củng cố, kiện toàn và đang tiếp tục củng cố, kiện toàn, đã ban hành Quy chế hoạt động trong đó xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và thành viên Hội đồng để triển khai hoạt động, khắc phục tình trạng hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả trước đây. Sau khi UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án 4, UBND tỉnh đã cấp kinh phí trên 200 triệu đồng cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh; ở các huyện, UBND cùng cấp cấp kinh phí hoạt động PBGDPL từ 20 triệu đến 50 triệu đồng. Điều đó đã ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cấp uỷ và chính quyền địa phương.

           Do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan của địa phương mà Đề án triển khai thực hiện chậm; biện pháp tổ chức thực hiện chưa ngang tầm với quy mô của Đề án. Do vậy, đối tượng thụ hưởng Đề án còn ít so với dân số địa phương. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL từ cấp xã đến cấp tỉnh chậm củng cố, kiện toàn nên công tác phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa đem lại hiệu quả. Thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp, Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật của địa phương còn nhiều bất cập cần phải tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn nữa trong thời gian tới. Kinh phí cho công tác PBGDPL nói chung, triển khai thực hiện Đề án nói riêng còn hạn hẹp nên chưa mở rộng được nhiều vùng, nhiều đối tượng; còn một vài huyện chưa quan tâm đến công tác này.

          Từ thực tiễn triển khai Đề án 4 trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Phú Yên, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây: Để công tác PBGDPL nói chung, việc triển khai thực hiện Đề án 4 nói riêng có hiệu quả cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trên cở nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền; sự chủ động tích cực của cơ quan chủ trì Đề án và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan. Những hình thức chỉ đạo điểm có hiệu quả cần tiếp tục duy trì và nhân rộng là: Biên soạn, phát hành các tài liệu pháp luật ( sách, tờ gấp,băng cassette đĩa VCD…). Tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng TTPBGDPL, nhằm tăng cường năng lực  cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL đủ mạnh, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ PBGDPL trong tình hình mới.Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Xây dựng và triển khai các hoạt động về tuyên truyền pháp luật của đội ngũ cán bộ nòng cốt tại những địa phương được chọn làm điểm. Duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt các Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ TGPL; phối hợp tư vấn pháp luật với TTPBGDPL ngay tại cơ sở… Công tác PBGDPL phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, sáng tạo, luôn cải tiến, đổi mới các hình thức theo hướng có chọn lọc hình thức phù hợp và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động PBGDPL. Thực hiện chỉ đạo điểm, triển khai công tác PBGDPL phải gắn chặt với công tác vận động nhân dân chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Đầu tư đúng mức cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL, huy động sự tham gia của từng cá nhân, tập thể, tổ chức trong xã hội, tận dụng mọi nguồn lực phục vụ cho công tác. Tiếp tục nâng cao chất lượng và xây dựng kế hoạch nhân rộng các hình thức thực hiện chỉ đạo điểm có hiệu quả.

          Tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian đến, Phú Yên tiếp tục chỉ đạo 02 xã điểm hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và đảm bảo nội dung theo hướng dẫn của Ban điều hành Đề án 4 TW. Đồng thời triển khai nhân rộng những kết quả đã được rút ra từ 2 xã điểm. Làm tốt vai trò đầu mối, tổng hợp các Đề án Chương trình 212 và trách nhiệm của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL trên cơ sở đẩy mạnh công tác phối hợp PBGDPL giữa các Ban của Hội đồng, giữa các thành viên của Hội đồng, giữa Hội đồng cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã để tổ chức các đợt TTPBGDPL cao điểm tập trung phục vụ cho công tác chính trị của địa phương; chuẩn bị tốt các điều kiện để tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai Chương trình PBGDPL từ năm 2008-2010. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động đội ngũ cán bộ tư pháp,Hoà giải viên, Tuyên truyền viên, Báo cáo viên ở cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL, loại bỏ tính hình thức thiếu hiệu quả; Tập trung xây dựng và khai thác hiệu quả Tủ sách pháp luật ở cơ sở, nhất là ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tiến hành kiểm tra, tổng hợp báo cáo, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện Đề án.

Giải pháp thực hiện trong thời gian đến cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện Đề án 4. Đồng thời đôn đốc các ngành liên quan triển khai thực hiện các Đề án còn lại theo Chương trình 212.Tiếp tục kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL  từ cấp tỉnh tới cấp xã, phát huy vai trò của Hội đồng ở các cấp để tranh thủ sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc tăng cường công tác PBGDPL cho cán bộ và nhân dân. Phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể các cấp, cơ quan hữu quan thực hiện công tác PBGDPL; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ban của Hội đồng và cho từng thành viên của Hội đồng. Nội dung PBGDPL sát với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng được tuyên truyền PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm để phục vụ cho yêu cầu chính trị của địa phương, phổ biến những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và đang được dư luận quan tâm...Đa dạng hoá các hình thức PBGDPL, đẩy mạnh việc phối hợp với cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, đặc san ở trung ương và địa phương; trong ngành và ngoài ngành thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật và TTPBGDPL, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật. Tăng cường năng lực, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác PLPBGPL. Tổ chức tập huấn, hội thảo, toạ đàm để nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật.Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã nâng cao hiệu quả của công tác hoà giải ở cơ sở; tích cực, chủ động tham mưu UBND các cấp bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL và hoà giải cơ sở.

Huỳnh Xuân- Huỳnh Huyện