Hà Tây: Từng bước “xóa nghèo ” kiến thức pháp luậtXã An Phú là 1 trong 10 xã thuộc vùng bán sơn địa của huyện Mỹ Đức - Hà Tây, giáp ranh với các xã của huyện Kim Bôi, Lạc Thủy (Hòa Bình). Trong nhiều năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính quyền địa phương rất chú trọng tới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm “xóa nghèo” kiến thức pháp luật cho nhân dân trên địa bànLà xã miền núi, An Phú có 1.511 hộ với hơn 7.800 nhân khẩu, trong đó có 1200 nhân khẩu là bà con dân tộc Mường. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con đã khá hơn so với 5-10 năm trước. Tuy nhiên nguồn thu của nhân dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và khai thác lâm nghiệp nên mức thu nhập đầu người cũng chỉ đạt trên 3 triệu đồng. Xã có 13 thôn, nhưng từ thôn Thanh Hà đến trụ sở UBND xã phải đi vòng qua xã Thanh Nông, huyện Kim Bôi một quãng đường dài trên 10 Km. Đường đến thôn Nam Hưng, Thanh Hà ngày nắng khó đi, ngày mưa bão thì rất vất vả, có lúc ngập lụt phải đi lại bằng thuyền kéo dài hàng tháng. Địa bàn rộng, kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) còn eo hẹp là những khó khăn cho công tác này ở xã An Phú. Hiện nay, hình thức PBGDPL chủ yếu dựa trên hệ thống truyền thanh của xã. Trước đây, đài truyền thanh của xã chỉ kéo dây xuống được 8 thôn. Từ năm 2004, được hỗ trợ của tỉnh, An Phú có đài truyền thanh phát sóng FM, hệ thống truyền thanh đã phủ sóng tất cả 13 thôn, chấm dứt nỗi lo thông tin bị ngưng trệ do đường dây truyền thanh bị đứt dây mỗi khi có mưa gió lớn.Kinh phí eo hẹp còn khắc phục được nhưng lãnh đạo UBND xã chỉ lo tuyên truyền mà bà con không nghe, không hiểu. Trăn trở từ thời lượng phát sóng đến cách thu hút người nghe... Là vùng bán sơn địa, người dân chủ yếu làm nghề nông, lâm nghiệp phải đi làm từ sớm nên chuyên mục tuyên truyền pháp luật được sắp xếp phát vào buổi sáng là thích hợp. Cán bộ Ban Tư pháp và Đài truyền thanh khai thác nguồn tài liệu của tủ sách pháp luật, băng tuyên truyền pháp luật của ngành tư pháp cấp, biên tập thành những câu hỏi đáp pháp luật. Những ví dụ liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày phổ biến thường xuyên nên bà con dễ hiểu, dễ nhớ như quyền sử dụng đất lâm nghiệp, quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất làm đường giao thông... Vào đợt tuyên truyền, đài truyền thanh phát liên tục hàng tuần với tần suất 3 lượt mỗi ngày về Luật bầu cử đại biểu HĐND, an toàn giao thông đường bộ ...Nằm trong khu vực vành đai an toàn khu nên chính quyền địa phương chú trọng tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ, khai thác rừng. Trong thời gian qua, đài nhiều lần phát các văn bản của UBND tỉnh về việc xây dựng nhà máy xi măng đồng thời tuyên truyền hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại địa phương trên hệ thống truyền thanh nên người dân ủng hộ thực hiện dự án này. Tính riêng từ đầu năm đến nay, đài truyền thanh đã phát sóng được trên 30 buổi có nội dung liên quan đến công tác PBGDPL.Không dừng lại việc tuyên truyền mà nội dung văn bản pháp luật còn được địa phương đưa vào trong quy ước làng văn hóa để pháp luật không phải là những gì xa vời. Đến nay, 7 thôn của xã đã xây dựng quy ước làng văn hóa. Duy trì thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và yêu cầu cán bộ, đảng viên gương mẫu nên các hủ tục để người chết lâu ngày trong nhà, làm ma chay tốn kém, thách cưới...ngày trước đã được xóa bỏ. Một điều đáng mừng là trước đây ở An Phú rất ít có học sinh đỗ vào các trường đại học thì trong năm học vừa qua đã có 13 em đỗ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Cùng với việc PBGDPL trên hệ thống truyền thanh, công tác này được lồng ghép vào hội nghị của các ban ngành đoàn thể, kẻ pa nô, áp phích, tuyên truyền miệng tại các cuộc họp ở thôn xóm, hòa giải cơ sở... góp phần chuyển tải hiệu quả nhiều nội dung văn bản pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Là địa bàn giáp ranh với các xã của tỉnh Hoà Bình nên chính quyền xã An Phú đặc biệt chú trọng tới công tác giữ gìn an ninh trật tự. Bên cạnh việc phối hợp với các xã bạn, chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tệ nạn xã hội như: Họp các trưởng thôn phổ biến các văn bản pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Từ các trưởng thôn đã tuyên truyền PBGDPL bằng miệng tới các gia đình trong thôn, xóm. Duy trì phong trào tự quản trong nhân dân, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm nên ở An Phú các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm không có cơ hội lây lan. Chính từ việc bám sát tập quán sản xuất, sinh hoạt và tuyên truyền các văn bản pháp luật thiết thực đã dần từng bước nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân dân sinh sống trên địa bàn nên xã An Phú có tình hình an ninh, trật tự xã hội ổn định./.(Công Dũng - Báo Hà Tây)
Hà Tây: Từng bước “xóa nghèo ” kiến thức pháp luật
24/05/2006
Xã An Phú là 1 trong 10 xã thuộc vùng bán sơn địa của huyện Mỹ Đức - Hà Tây, giáp ranh với các xã của huyện Kim Bôi, Lạc Thủy (Hòa Bình). Trong nhiều năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính quyền địa phương rất chú trọng tới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm “xóa nghèo” kiến thức pháp luật cho nhân dân trên địa bàn
Là xã miền núi, An Phú có 1.511 hộ với hơn 7.800 nhân khẩu, trong đó có 1200 nhân khẩu là bà con dân tộc Mường. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của bà con đã khá hơn so với 5-10 năm trước. Tuy nhiên nguồn thu của nhân dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và khai thác lâm nghiệp nên mức thu nhập đầu người cũng chỉ đạt trên 3 triệu đồng. Xã có 13 thôn, nhưng từ thôn Thanh Hà đến trụ sở UBND xã phải đi vòng qua xã Thanh Nông, huyện Kim Bôi một quãng đường dài trên 10 Km. Đường đến thôn Nam Hưng, Thanh Hà ngày nắng khó đi, ngày mưa bão thì rất vất vả, có lúc ngập lụt phải đi lại bằng thuyền kéo dài hàng tháng. Địa bàn rộng, kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) còn eo hẹp là những khó khăn cho công tác này ở xã An Phú. Hiện nay, hình thức PBGDPL chủ yếu dựa trên hệ thống truyền thanh của xã. Trước đây, đài truyền thanh của xã chỉ kéo dây xuống được 8 thôn. Từ năm 2004, được hỗ trợ của tỉnh, An Phú có đài truyền thanh phát sóng FM, hệ thống truyền thanh đã phủ sóng tất cả 13 thôn, chấm dứt nỗi lo thông tin bị ngưng trệ do đường dây truyền thanh bị đứt dây mỗi khi có mưa gió lớn.
Kinh phí eo hẹp còn khắc phục được nhưng lãnh đạo UBND xã chỉ lo tuyên truyền mà bà con không nghe, không hiểu. Trăn trở từ thời lượng phát sóng đến cách thu hút người nghe... Là vùng bán sơn địa, người dân chủ yếu làm nghề nông, lâm nghiệp phải đi làm từ sớm nên chuyên mục tuyên truyền pháp luật được sắp xếp phát vào buổi sáng là thích hợp. Cán bộ Ban Tư pháp và Đài truyền thanh khai thác nguồn tài liệu của tủ sách pháp luật, băng tuyên truyền pháp luật của ngành tư pháp cấp, biên tập thành những câu hỏi đáp pháp luật. Những ví dụ liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày phổ biến thường xuyên nên bà con dễ hiểu, dễ nhớ như quyền sử dụng đất lâm nghiệp, quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất làm đường giao thông... Vào đợt tuyên truyền, đài truyền thanh phát liên tục hàng tuần với tần suất 3 lượt mỗi ngày về Luật bầu cử đại biểu HĐND, an toàn giao thông đường bộ ...Nằm trong khu vực vành đai an toàn khu nên chính quyền địa phương chú trọng tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ, khai thác rừng. Trong thời gian qua, đài nhiều lần phát các văn bản của UBND tỉnh về việc xây dựng nhà máy xi măng đồng thời tuyên truyền hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại địa phương trên hệ thống truyền thanh nên người dân ủng hộ thực hiện dự án này. Tính riêng từ đầu năm đến nay, đài truyền thanh đã phát sóng được trên 30 buổi có nội dung liên quan đến công tác PBGDPL.
Không dừng lại việc tuyên truyền mà nội dung văn bản pháp luật còn được địa phương đưa vào trong quy ước làng văn hóa để pháp luật không phải là những gì xa vời. Đến nay, 7 thôn của xã đã xây dựng quy ước làng văn hóa. Duy trì thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và yêu cầu cán bộ, đảng viên gương mẫu nên các hủ tục để người chết lâu ngày trong nhà, làm ma chay tốn kém, thách cưới...ngày trước đã được xóa bỏ. Một điều đáng mừng là trước đây ở An Phú rất ít có học sinh đỗ vào các trường đại học thì trong năm học vừa qua đã có 13 em đỗ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Cùng với việc PBGDPL trên hệ thống truyền thanh, công tác này được lồng ghép vào hội nghị của các ban ngành đoàn thể, kẻ pa nô, áp phích, tuyên truyền miệng tại các cuộc họp ở thôn xóm, hòa giải cơ sở... góp phần chuyển tải hiệu quả nhiều nội dung văn bản pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Là địa bàn giáp ranh với các xã của tỉnh Hoà Bình nên chính quyền xã An Phú đặc biệt chú trọng tới công tác giữ gìn an ninh trật tự. Bên cạnh việc phối hợp với các xã bạn, chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tệ nạn xã hội như: Họp các trưởng thôn phổ biến các văn bản pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Từ các trưởng thôn đã tuyên truyền PBGDPL bằng miệng tới các gia đình trong thôn, xóm. Duy trì phong trào tự quản trong nhân dân, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm nên ở An Phú các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm không có cơ hội lây lan.
Chính từ việc bám sát tập quán sản xuất, sinh hoạt và tuyên truyền các văn bản pháp luật thiết thực đã dần từng bước nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân dân sinh sống trên địa bàn nên xã An Phú có tình hình an ninh, trật tự xã hội ổn định./.
(Công Dũng - Báo Hà Tây)