Sở Tư pháp An Giang thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy vai trò của các đoàn thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp năm 2007

27/02/2008
Thực hiện Quy chế dân chủ theo tinh thần Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ Ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, Sở Tư pháp đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp. Qua triển khai thực hiện, với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân, cho thấy các nội dung quy định trong quy chế được Lãnh đạo cơ quan và cán bộ công chức trong đơn vị chấp hành và thực hiện khá nghiêm túc, góp phần tích cực trong việc triển khai thực hiện có hiệ quả những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2008.

Các bộ phận tiếp dân đã nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, hạn chế việc gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, do đó giảm đáng kể các khiếu nại của công dân tại các bộ phận trực tiếp giải quyết công việc của người dân. Một số cán bộ, công chức có biểu hiện gây phiền hà, phong cách tiếp dân thiếu lịch sự, nhã nhặn đã được BGĐ nghiêm túc phê bình, kiểm điểm và điều chuyển công tác khác.

Các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng các cấp, Kế hoạch công tác; việc thực hiện các chế độ chính sách như: nâng lương, chuyển ngạch, luân chuyển cán bộ, bổ nhiệm lại, bồi dưỡng, đào tạo, thi đua khen thưởng…đều được triển khai kịp thời đến CBCC trong đơn vị.

Sở đã tổ chức hội nghị CBCNV ngay từ đầu năm thông qua kế hoạch năm và các chế độ liên quan như kinh phí ngân sách cấp, chế độ chính sách công chức và các chế độ BHYT, BHXH được thực hiện đầy đủ. Trong hội nghị, CBCC đã đóng góp ý kiến thiết thực về chế độ chính sách, đời sống, việc khoán kinh phí trong hoạt động của cơ quan.

Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi Hội luật gia… thông qua cuộc họp của tổ chức mình đã đưa quy chế dân chủ vào sinh hoạt cho hội viên, đoàn viên, nhắc nhở nội quy, quy định của cơ quan, giờ giấc làm việc, đeo thẻ công chức theo quy định, bảo quản tài sản trang thiết bị, ý thức công chức khi giao tiếp với công dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân… Đồng thời các tổ chức đoàn thể tham gia giám sát, kiểm tra các chế độ, chính sách và những quyền lợi, nghĩa vụ của công chức.

Kết quả trong năm 2007, Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo Chỉ thị 01/2007/CT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chương trình công tác năm của UBND tỉnh ; việc triển khai thực hiện luôn có kế hoạch, có sơ kết, tổng kết từng mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành được UBND tỉnh và Bộ Tư pháp giao. Nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành đạt và vượt định mức như : Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL (tăng gấp 3,5 lần); Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động bán đấu giá tài sản (vượt 42,4% số KH năm); các hoạt động công chứng (đạt 126,5%), hộ tịch cũng đã hoàn thành với khối lượng cao hơn so cùng kỳ (đạt 181%). Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào thành tích chung của ngành Tư pháp và việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội của tỉnh năm 2007. Hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành của Lãnh đạo Sở ngày càng sâu, sát và hiệu quả. Lãnh đạo Sở duy trì tốt chế độ hợp lệ với các địa phương định kỳ hàng tháng, quý; thường xuyên xuống địa bàn, cho ý kiến giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành từ đó đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng chỉ đạo điều hành. Trong chỉ đạo, điều hành đã kịp thời ứng dụng đưa công nghệ, thông tin vào phục vụ  quản lý, điều hành; chế độ thông tin, báo cáo có nhiều tiến bộ đáp ứng kịp thời yêu cầu chung của ngành và của tỉnh . Xây dựng và bước đầu áp dụng các Quy trình thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong hoạt động Công chứng, Hộ tịch; Quy trình xây dựng, thẩm định văn bản; Quy trình bán đấu giá tài sản; Quy trình giải quyết hồ sơ thi hành án; Quy trình tiếp dân và giải quyết khiếu nại; Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan thi hành án; các Quy trình, thủ tục hành chính khác theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.  Theo đó, trình tự, thủ tục giải quyết các loại việc có liên quan trong ngành tư pháp được quy định tương đối rõ ràng, giảm bớt một số thủ tục, giấy tờ không cần thiết, giảm bớt thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong quan hệ và thực hiện các yêu cầu về thủ tục hành chính tư pháp; đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan và công chức trong ngành. Nổi bật nhất là hoạt động đăng ký hộ tịch theo cơ chế”một của” tại Văn phòng Sở: Sở đã xây dựng quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu công chứng theo hướng đơn giản, thủ tục rõ ràng đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính. Sở đã xây dựng và đưa vào khai thác phần mềm cơ sở dữ liệu về hộ tịch để cung cấp và hướng dẫn cấp huyện, cấp xã thống nhất áp dụng trong tỉnh để phục vụ cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.  Kết quả trong năm 2007, Sở Tư pháp đã thực hiện 8.768 vụ việc về hộ tịch, thu lệ phí 727.662.000 đồng (đạt 181%). Trong đó có 1.971 phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Phòng Hồ sơ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh An Giang, Phòng Nội chính thuộc UBND tỉnh giải quyết theo quy trình cải cách hành chính. Đã giải quyết đúng hạn 1.746 trường hợp (đạt 88,5%), trễ hạn 225 trường hợp (chủ yếu do khâu trình ký tại VP UBND tỉnh và xác minh hồ sơ tại CA tỉnh). Còn lại các hồ sơ khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp đều được giải quyết đúng hạn.

Nhìn chung, Do triển khai quán triệt và thực hiện tốt Quy chế dân chủ tại cơ quan đã tạo động lực cho toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị tích cực thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của ngành trong năm 2007.

                                                                                                                                                                            Trần Hải Quân