Bình Định: Đánh giá triển khai thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn

25/02/2008
UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức đánh giá tình hình thực hiện hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) theo yêu cầu của Văn phòng Quốc hội. Qua đó, cho thấy ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của cán bộ, nhân dân trên địa bàn nâng cao.

Thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2001, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004, Luật đường sắt năm 2005,Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông,Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông. Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 01/2003/CT-UB ngày 03/01/2003 của UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông và hạn chế thiệt hại do TNGT gây ra, Chỉ thị số 09/2003/CT-UB ngày 07/3/2003 của UBND tỉnh về thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 96/2003/QĐ-UB ngày 22/3/2003 của UBND tỉnh về quy định xử phạt vi phạm hành chính trật tự an toàn giao thông của loại xe lam ba bánh và xe ba gác máy, Quyết định số 150/2003/QĐ-UB ngày 19/8/2003 của UBND tỉnh về thực hiện phương thức tạm giữ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại nhà của chủ sở hữu, Công văn số 564/UB-TH ngày 14/3/2005 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ,Công văn số 1388/UBND-NC ngày 09/6/2005 của UBND tỉnh về phòng ngừa, điều tra làm rõ các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh, Công văn số 3054/UBND-NC ngày 24/11/2005 và Công văn số 3115/UBND-NC ngày 01/12/2005 về việc chỉ đạo tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, Chỉ thị số 04/CT-CTUBND ngày 08/3/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 08/6/2006 của UBND tỉnh về việc quản lý, bảo vệ công trình giao thông và hành lang an toàn đường bộ; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 22/01/2007 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 417/QĐ-CTUBND ngày 22/02/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu giảm thiệt hại về người do TNGT năm 2007; Quyết định số 927/QĐ-CTUBND ngày 19/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh mở đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông hưởng ứng “Tuần lễ ATGT đường bộ”; Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 của UBND tỉnh quy định việc trích, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của UBND tỉnh quy định một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiệt hại về người do tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 19/9/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tình hình trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 28/11/2007 của UBND tỉnh về tăng cường công tác tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy; Nghị quyết số 34/2007/NQ-HĐND ngày 19/12/2007 của HĐND tỉnh về tăng cường các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 của UBND tỉnh ban hành quy định về tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh; Công văn số 257/UBND-NC ngày 23/01/2008 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008; Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008; Công văn số 451/UBND-NC ngày 15/02/2008 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 21/2005/CT-UBND ngày 26/8/2005 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; Chỉ thị số 18/2001/CT-UB ngày 03/12/2001 của UBND tỉnh về việc ngăn chặn các hành vi ném đất, đá lên tàu hoả và nghiêm cấm các loại xe ôtô qua đường sắt trái phép.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Định rất quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo kiên quyết trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, tổ chức nhiều đợt ra quân, chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật an toàn giao thông, thường xuyên tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo đảm an toàn giao thông, thực hiện nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền trong tỉnh đặt nhiệm vụ bảo đảm TTATGT là công tác trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hàng năm và trong từng giai đoạn; tổ chức quán triệt và ra quân triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương, của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, đồng thời với việc ban hành các chỉ thị, quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật … kịp thời, thể hiện bằng các văn bản pháp luật đã hệ thống ở Mục I ( chưa tính các công điện khẩn của UBND tỉnh và văn bản triển khai của các ngành, huyện, thành phố).

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền được đa dạng hoá về nội dung và  hình thức thể hiện, theo từng chuyên đề, từng đối tượng; đặc biệt công tác tuyên truyền được gắn kết chặt chẽ với tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đào tạo, sát hạch và giám sát, thanh tra đã có tác dụng thiết thực góp phần kiềm chế TNGT trên địa bàn tỉnh.Các cấp uỷ Đảng, các sở, ban, ngành,đoàn thể và chính quyền từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn chỉ đạo tăng cường tuyên truyền các nội dung chủ yếu của Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ như: Nghị quyết 13, Nghị quyết  32, Nghị định 14, Nghị định 15, Nghị định 152, Nghị định 146,… và chủ trương của tỉnh đến cơ sở cho cán bộ, hội viên,  nhân viên, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và nhân dân trong tỉnh.

Ban An toàn giao thông tỉnh ký kết các Kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền bảo đảm TTATGT: Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định, Báo Bạn Đường, Sở Tư Pháp, Sở Giáo dục, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Y Tế, Sở Thể dục- Thể thao, Sở Thuỷ sản, Bộ Chỉ huy quân sự  tỉnh…; ký Kế hoạch liên ngành với các tổ chức đoàn thể thực hiện cuộc vận động “ôToàndân tham gia giữ gìn TTATGT”, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh đã tăng cường triển khai nhiều đợt tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa cho cán bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng: Hội nghị tập huấn, hội thi tìm hiểu, hội thi tuyên truyền viên giỏi về ATGT, panô, biển báo, áp phích, tờ rơi, tài liệu rút gọn, xe lưu động, thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn giao thông…; chuyên mục An toàn giao thông trên Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định tăng cả về thời lượng và chất lượng.

Năm 2006, trên địa bàn tỉnh xảy ra 323 vụ tai nạn giao thông, làm chết 352 người, bị thương 238 người. So với cùng kỳ năm 2005 số vụ tăng 32 vụ (tăng 10,9%), số người chết tăng 50 người (tăng 16,6%) và số người bị thương tăng 35 người (tăng 17,2%), chưa kể nhiều vụ va quẹt giao thông làm bị thương nhẹ hàng trăm người nhưng chưa đủ tiêu chí gọi là tai nạn giao thông. Năm 2007, trên địa bàn tỉnh xảy ra 321 vụ tai nạn giao thông, làm chết 345 người, bị thương 177 người; so với cùng kỳ năm 2006 số vụ giảm 02 vụ (giảm 0,6%), chết giảm 07 người (giảm 1,9%) và bị thương giảm 61 người (giảm 25,6%). Tuy TNGT đã giảm nhưng số thiệt hại về người do TNGT vẫn còn cao, Bình Định là một trong 10 tỉnh, thành trong cả nước có số người chết do TNGT trên 300 người.

Nguyên nhân và kết quả đạt được kết quả trên, trước hết, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đặt ra yêu cầu phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị gắn với cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT”; các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các ngành trong tỉnh tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện, xác định công tác bảo đảm TTATGT là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của mình; góp phần quan trọng làm cho tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT được đẩy mạnh; ý thức chấp hành pháp luật của đa số người tham gia giao thông đã được nâng cao. Việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe môtô, xe gắn máy được người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh tự giác chấp hành với tỷ lệ cao (98%).Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về TTATGT. Do kiên quyết xử lý bằng các biện pháp mạnh nên người tham gia giao thông đã chấp hành Luật Giao thông tốt hơn, TNGT vì thế cũng giảm cả 3 mặt: số vụ, số người chết, số người bị thương.Công tác quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa đã tăng cường đi đôi với việc đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa hạ tầng giao thông và khắc phục các “điểm đen”; công tác kiểm định chất lượng an toàn phương tiện được tăng cường từng bước loại bỏ phương tiện cơ giới đường bộ quá niên hạn sử dụng; công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và quản lý xe có nhiều cố gắng; việc phát triển phương tiện vận tải công cộng được chú trọng. Đã ban hành một số cơ chế tài chính phù hợp theo hướng ưu tiên trang bị và bồi dưỡng cho các lực lượng Công an, Thanh tra Giao thông trực tiếp làm nhiệm vụ giữ gìn TTATGT, Thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn giao thông; đầu tư đèn tín hiệu giao thông, biển báo khắc phục các bất cập gây nguy hiểm tại các vị trí thường xảy ra TNGT

Ngoài ra, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông từ năm 2002 đến năm 2007, Sở Giao thông Vận tải đã triển khai công tác quy hoạch và  đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng triển khai nhiều dự án xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thuỷ phục vụ đi lại, vận tải, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đảm bảo TTATGT của tỉnh. Hướng đến, Bình Định tiếp tục triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng từ năm 2007 đến 2010 và định hướng đến năm 2020: Quốc lộ: Gồm 03 Quốc lộ QL1A, QL19, QL1D tổng chiều dài 208 km, quy hoạch theo chiến lược phát triển của Bộ Giao thông Vận tải, theo đó đường nhựa từ cấp I đến cấp III đồng bằng.Tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 457 km. Quy hoạch: Đạt tỷ lệ rải mặt 100%, nâng cấp đường nhựa cấp 3-4; Huyện lộ : Gồm 22 tuyến tổng chiều dài: 306,8km đã bê tông hoá 145km (47%). Quy hoạch: Đường nhựa cấp 5-6, nâng cấp nền đường rộng 6,5m, mặt bê tông nhựa+ BTXM rộng  3,5-6m. Đường giao thông nông thôn: 3.450km; trong đó liên xã và trục chính của xã: 2.200 km, đã bê tông hoá 1.500km. Quy hoạch: bê tông hoá 100%, đường xã được bê tông xi măng. Đường đô thị: tiếp tục xây dựng, mở rộng đồng bộ nhiều tuyến đường đô thị, như: Quy hoạch: Đường chính cấp 1, lộ giới 40-60m. Đường chính cấp 2, lộ giới 30-35m. Đường liên khu vực, lộ giới 24-28m. Đường khu vực, lộ giới 15-20m . Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”đến nay toàn tỉnh đã xây dựng trên 1.550km đường bê tông xi măng giao thông nông thôn, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Hạ tầng đường sắt được Công ty Quản lý và sửa chữa đường sắt Nghĩa Bình tăng cường đầu tư, đồng thời chủ động phối hợp với địa phương khắc phục những bất cập về hành lang an toàn đường sắt.

Bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế: theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, từ năm 2004 đã phát hiện lập biên bản các cá nhân, tổ chức có công trình xây dựng dọc hai bên các tuyến đường tỉnh vi phạm hành lang đường bộ như sau: Số hộ vi phạm: 495 hộ, bao gồm 11.325m2 và 4.257 m dài. Đã xử lý buộc tháo dỡ 96 hộ, bao gồm 1.479 m2 và 1.860 m dài.Còn tồn tại chưa tháo dỡ 399 hộ, bao gồm 9.846 m2 và 2.397m dài.

UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường tuyên truyền giáo dục Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 186/NĐ-CP, Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND và các văn bản liên quan trong lĩnh vực bảo vệ hành lang ATGT đường bộ để các cá nhân, tổ chức có liên quan biết, chấp hành; đồng thời tiến hành mọi biện pháp để ngăn chặn, tháo dỡ ngay các trường hợp xây cất, cơi nơi mới các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, vận động các trường hợp mới vi phạm tự giác tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép; đối với các trường hợp không chấp hành, cố tình vi phạm thì yêu cầu UBND các huyện, thành phố hoàn tất hồ sơ tiến hành các biện pháp mạnh, giải toả theo đúng quy định của pháp luật nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn.

Về công tác đăng ký phương tiện cơ giới thuỷ bộ: Trong năm 2007, tiếp nhận đăng ký 56.945 phương tiện ( ôtô 2.084, môtô 54.861), nâng tổng số phương tiện hiện có trên địa bàn tỉnh là 423.052 xe (ôtô 15.946; môtô 407.106); đăng ký 168 xe chuyên dùng nâng tổng số phương tiện cơ giới chuyên dùng trong tỉnh lên 815 chiếc; đăng ký 24 phương tiện thuỷ chở người nâng tổng số phương tiện thuỷ chở người đã đăng ký là 236 chiếc (trên tổng số 776 phương tiện thuỷ trong toàn tỉnh). Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh tăng cường mục tiêu chất lượng, chấp hành nghiêm chương trình, nội dung, quy trình do Bộ Giao thông Vận tải quy định; tăng cường đầu tư trang- thiết bị kỹ thuật phục vụ tốt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Tỉnh có 01 Trung tâm sát hạch lái xe đạt tiêu chuẩn cấp I toàn quốc, có trang bị, thiết bị chấm điểm bằng vi tính và sát hạch tay lái ô tô bằng thiết bị chấm điểm tự động. Trong năm 2007 đã tổ chức đào tạo, sát hạch cấp 16.240 GPLX môtô, 3.120 GPLX ôtô, sát hạch 1.330 trường hợp GPLX bị bấm lỗ.  Tỉnh có Trung tâm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ với 02 cơ sở đặt tại Quy Nhơn và Phù Mỹ. Năm 2007 đã kiểm định 16.888 lượt xe ôtô, tỷ lệ xe đạt yêu cầu được cấp phép lưu hành là 14.585 lượt, đạt 87,11%. Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm định, kiên quyết thực hiện nghiêm việc loại bỏ xe ôtô khách, ôtô tải quá niên hạn theo Nghị định số 23/2004/NĐ-CP, trong năm 2007 đã loại bỏ  101 xe hết niên hạn sử dụng (trong đó: ôtô khách là 16 chiếc, ôtô chở người là 12 chiếc, ôtô tải 73 chiếc); tỉnh đã chủ động chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải xây dựng lộ trình quản lý xe ôtô tự chế theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thực hiện theo chức năng và thẩm quyền, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng liên quan phối hợp UBND các huyện, thành phố tổ chức giao thông hợp lý nhằm hạn chế TNGT, chống ùn tắc và các yếu tố gây mất an toàn giao thông. Chỉ đạo các trường học, doanh nghiệp bố trí cổng phụ, giờ tan trường, tan ca  hợp lý nhằm chống ách tắc và TNGT.

Nguyên nhân tồn tại và yếu kém nêu trên, do công tác đảm bảo ATGT là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, các ngành các cấp, nhưng có một số nơi chưa quan tâm đúng mức; mặt khác có lúc, có nơi cho rằng là nhiệm vụ của ngành Công an và Giao thông vận tải, vì vậy chỉ đạo không đúng tầm về mọi mặt, chưa huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, do đó kết quả thực hiện còn hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa thật tốt, ý thức chấp hành của một bộ phận nhân dân chưa cao, không tự giác, còn đối phó với lực lượng tuần tra, kiểm soát, thậm chí chống đối, bao che, tham gia cùng với người vi phạm gây cản trở, chống lại người thi hành công vụ. Kinh phí cho các hoạt động bảo đảm TTATGT cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ chưa cao; đầu tư cho xây dựng và khắc phục các bất cập của hạ tầng giao thông chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển và thực trạng.Vai trò tham mưu của các sở, ban, ngành là thành viên Ban ATGT từ cấp tỉnh đến các huyện, thành phố cho cấp uỷ, chính quyền trong công tác bảo đảm ATGT trong thời gian qua chưa nhiều, chưa thường xuyên, tính chủ động chưa cao. Chưa tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo thường xuyên theo chức trách, nhiệm vụ đã được phân công.

Để đảm bảo giao thông thông suốt, trật tự an toàn, trong thời gian đến cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo tăng đầu tư kinh phí, thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, khắc phục các đoạn đường bị sạt lở, sơn gờ giảm tốc trên các tuyến quốc lộ, chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng khắc phục các “ điểm đen” về giao thông trên các tuyến quốc lộ, đặc biệt là tại ngã ba Phú Tài, đoạn đường Đèo Cù Mông, ngã tư Cầu Gành là những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam quan tâm đầu tư nâng cấp và khắc phục tồn tại của các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt ( theo đề nghị của UBND tỉnh tại văn bản số 2832/UBND-NC ngày 13/9/2007 về việc tăng cường đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ).Đề nghị Bộ Công an trang bị thêm phương tiện và công cụ hỗ trợ để phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát phát hiện, xử lý vi phạm TTATGT như: máy đo tốc độ, máy đo nồng độ cồn, cân tải trọng,…

H.H