Giáo dục pháp luật ở Vĩnh Long: Vì một học đường không tội phạm và tệ nạn!

27/05/2008
Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, toàn tỉnh Vĩnh Long có gần 500 trường học với trên 40 vạn học sinh, sinh viên các hệ phổ thông, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, dạy nghề và Đại học. Đây chính là lực lượng được quan tâm hàng đầu của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng một môi trường học đường không tội phạm và tệ nạn.

 *Đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” nên ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long đã đy mạnh trin khai công tác tuyên truyền PBGDPL trong toàn th cán bộ, giáo viên và học sinh. Theo đó, nhà trường chỉ đạo giáo viên giảng dạy kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá, lồng ghép nội dung pháp luật vào chương trình giảng dạy, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan thực hiện công tác PBGDPL. Dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động như: phát thanh học đường, sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, sinh hoạt dưới cờ, hái hoa dân chủ, đố vui... các kiến thức pháp luật đã được truyền tải đến với đội ngũ giáo viên và học sinh một cách gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ pháp chế ngành giáo dục Vĩnh Long, giáo viên dạy chính trị ở tất cả các trường Cao đẳng, Đại học đóng trên địa bàn tỉnh cũng được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, triển khai văn bản pháp luật do Sở Tư pháp mở. Trên cơ sở tiếp thu văn bản pháp luật mới, giáo viên có nhiệm vụ triển khai lại cho đơn vị mình. Phối hợp với Hội đồng PBGDPL tỉnh, ngành giáo dục đã mở 3 cuộc tập huấn phổ biến 17/26 luật đến cán bộ quản lý và cũng là báo cáo viên ở các đơn vị trường học. Đó là những đạo luật cơ bản có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, liên quan trực tiếp đời sống học đường như Luật giáo dục (sửa đổi); Luật phòng chống tham nhũng; Luật bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sở hữu trí tuệ;  Luật nhà ở; Luật trợ giúp pháp lý.v.v.

Đ không ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác TTPBGDPL trong tình hình mới, Giám đốc Sở Giáo dục đã thành lập Tổ pháp chế cơ quan có nhiệm vụ tham mưu  cho Giám đốc trong việc đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh  ban hành văn bản qui phạm pháp luật  để quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa phương; phối hợp với  các tổ chức thanh tra cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội qui, qui chế cơ quan... Tổ pháp chế đã xây dựng tủ sách pháp luật  với 40 đầu sách và hàng trăm số Công báo, thường xuyên phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về kiến thức pháp luật của các phòng chức năng thuộc Sở. Công tác xây dựng tủ sách pháp luật cũng được triển khai ở các đơn vị trường học, đáp ứng tốt nhu cầu đọc và học của giáo viên, học sinh. 

*Xây dựng học đường không tội phạm và tệ nạn

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của liên Bộ Nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục Vĩnh Long đã triển khai kế hoạch liên tịch cùng ngành Công an phối hợp kiểm tra ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Với phương châm hành động “Trường học không có ma tuý gắn với xóm thôn phố phường không có ma tuý”, hàng năm, Ban phối hợp PBGDPL ngành kết hợp với Sở Tư pháp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, kết hợp với Sở Công an và Uỷ ban phòng chống ma tuý tổ chức thi “Tuổi trẻ học đường tham gia phòng chống ma tuý AIDS- trật tự xã hội”. Năm qua, các trường tổ chức truyền thông phòng chống ma tuý được 2.214 lượt, với 19.843 lượt cán bộ giáo viên và 302.753 lượt học sinh, sinh viên tham dự. 100% trường phổ thông trung học, 7/7 phòng giáo dục tham dự hội thi, với 36.113 bài thi viết, 25.955 bài thi vẽ. Kết quả trường TH Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải Nhất, trường THPT Hoà Bình đạt giải Nhì cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến luật lệ giao thông cũng được các nhà trường đặc biệt quan tâm. Vào đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu các trường trên địa bàn thị xã Vĩnh Long- nơi có mật độ dân cư và xe cộ đông đúc hoặc các trường dọc các tỉnh lộ, quốc lộ đều có kế hoạch tổ chức phối hợp với ngành công an các cấp phổ biến kiến thức an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, góp phần đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn. Hàng năm, Ban phối hợp PBGDPL ngành giáo dục kết hợp các ngành chức năng như Tư pháp, Công an, Y tế, Uỷ ban phòng chống ma tuý tiến hành kiểm tra định kỳ ở các đơn vị trường học về việc thực hiện cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. Kết quả kiểm tra cho thấy, các trường đều thực hiện tốt công tác TTPBGDPL, hiện tượng học sinh phạm tội và tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Điều quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên, học sinh sinh viên trong tỉnh ngày càng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác PBGDPL và quyết tâm sống và làm việc theo pháp luật.

Quỳnh Lưu