Bình Định: Đánh giá công tác tư pháp quý I.2008 và định hướng công tác tư pháp quý II.2008

03/04/2008
Bình Định: Đánh giá công tác tư pháp quý I.2008 và định hướng công tác tư pháp quý II.2008
Ngày 2.4, Sở Tư pháp Bình Định tổ chức trực báo công tác tư pháp quý 1.2008 và triển khai công tác tư pháp quý 2.2008. Tham dự có lãnh đạo Sở Tư pháp, các phòng chuyên môn thuộc sở, và đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Nhân dịp này, ông Hoàng Đồng, Giám đốc Sở Tư pháp trao cơ đơn vị thi đua cho Phòng Tư pháp huyện Phù Mỹ, đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác tư pháp năm 2007.

        Theo đó, quý I/2008, ngành Tư pháp Bình Định đã tích cực triển khai thực hiện đạt kết quả như sau: Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh dự thảo, trình UBND tỉnh Quyết định ban hành Chương trình ban hành văn bản QPPL năm 2008; đã soạn thảo, trình UBND tỉnh ban hành 04 văn bản, như: kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL của HĐND và UBND thuộc các lĩnh vực: quy hoạch, biển, đảo và các văn bản QPPL trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ngành Tư pháp. Bên cạnh đó, Sở còn phối hợp với các Sở, ngành soạn thảo, trình UBND tỉnh ban hành  02 văn bản. Sở Tư pháp đã tiến hành thẩm định 7/7 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, gồm: Quyết định ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông  tin cho báo chí của UBND tỉnh, Quyết định Quy định giải thưởng báo chí Bình Định, Quyết định phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Bình Định đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và các Quyết định liên quan đến công tác quy hoạch, công tác công nghệ thông tin; tham gia góp ý dự thảo 2 Nghị định, 01 Thông tư theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Phòng Tư pháp thẩm định 9 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND cấp huyện ban hành. Về cơ bản tiến độ thẩm định, góp ý văn bản đảm bảo thời gian. Ý kiến thẩm định đã bám sát nội dung thẩm định, được các cơ quan chủ trì soạn thảo đồng tình tiếp thu. Thực hiện theo kế hoạch, Sở Tư pháp đã tiến hành kiểm tra công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thành phố Quy Nhơn ban hành năm 2007. Qua kiểm tra 4.718 văn bản, trong đó có 49 văn bản QPPL, nhìn chung việc ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND thành phố Quy Nhơn trong năm 2007 cơ bản đúng hình thức, thẩm quyền về hình thức và nội dung, trình tự thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Đồng thời, Sở còn thực hiện tự kiểm tra 6 văn bản QPPL của UBND tỉnh ban hành và 65 văn bản QPPL của UBND và HĐND cấp huyện ban hành; hoàn thành việc rà soát văn bản QPPL liên quan đến công tác quy hoạch theo Quyết định số 1218/QĐ-BTP ngày 13/8/2007 của  Bộ Tư pháp; tiếp tục rà soát mẫu đơn, tờ khai hành chính.


          Phòng Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng UBND các huyện, thành phố dự thảo, trình UBND cùng cấp Chương trình kế hoạch xây dựng và ban hành văn bản QPPL năm 2008 ở địa phương. Phòng Tư pháp huyện An Nhơn dự thảo, trình UBND huyện ban hành kế hoạch kiểm tra công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL năm 2008. Ngoài ra các huyện, thành phố tự kiểm tra 234 văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp huyện và cấp xã ban hành.

      Công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các Doanh nghiệp: Sở Tư pháp đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế thuộc các Sở, ngành và Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế trong quý I năm 2008 đã duy trì các hoạt động trong công tác xây dựng, tự kiểm tra văn bản, thực hiện tốt công tác PBGDPL, nhất là trên lĩnh vực an toàn giao thông. Tuy nhiên, hiện nay cán bộ pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh còn kiêm nhiệm, chỉ có một số cơ quan có cán bộ pháp chế chuyên trách.

         Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Sở Tư pháp đã dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 14/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2008 trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn và chỉ đạo các Phòng Tư pháp xây dựng Chương trình PBGDPL năm 2008 ở địa phương. Phối hợp với Đài Phát thanh -Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định  thực hiện định kỳ chuyên mục, chuyên trang "Pháp luật và đời sống" trên sóng phát thanh, truyền hình và Báo Bình Định. Nội dung tập trung phản ảnh hoạt động công tác PBGDPL trong tỉnh, cải cách thủ tục hành chính, công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, phổ biến các văn bản pháp luật. Chuẩn bị phát hành Bản tin Tư pháp số 01 và số 02 năm 2008. Phổ biến Luật Thanh niên tại trường Đại học Quy Nhơn cho hơn 200 lượt người dự nghe. Phổ biến Luật phòng, chống bạo lực gia đình cho câu lạc bộ thông tin, tư liệu của Thư viện tỉnh Bình Định, có 60 hội viên dự nghe. Tham gia nghiên cứu Đề tài: " Đánh giá thực trạng nhận thức pháp luật và giải pháp nâng cao công tác PBGDPL cho cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định".

Với chức năng là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (PHCTPBGDPL), Sở Tư pháp đã giúp Hội đồng (PHCTPBGDPL) tổ chức đánh giá công tác PBGDPL năm 2007 và triển khai kế hoạch công tác PBGDPL năm 2008; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2003 đến năm 2007. Trên cơ sở Kế hoạch PBGDPL của tỉnh, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố đã tham mưu cho UBND  cùng cấp ban hành Kế hoạch PBGDPL năm 2008 phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Các huyện, thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì thường xuyên chuyên mục “ Pháp luật và đời sống” trên Đài Truyền thanh huyện và các xã, phường, thị trấn. Các địa phương trong tỉnh đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến những văn bản pháp luật mới ban hành, thiết thực đáp ứng nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Phòng Tư pháp Phù Mỹ, An Nhơn, Quy Nhơn tích cực tổ chức phổ biến cho nhân dân các văn bản luật, như: Luật Nghĩa vụ quân sự; Bộ Luật dân sự, Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Đất đai; Luật Môi trường; Luật Giao thông đường bộ; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế  tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vị phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ … Phòng Tư pháp huyện An Nhơn chủ động phối hợp với Công an huyện và Phòng Giáo dục tổ chức cho học sinh các Trường phổ thông cơ sở thi tìm hiểu "Pháp luật về phòng chống tội phạm và an toàn giao thông đường bộ"; phối hợp với Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ, Huyện đoàn tổ chức cuộc thi với chủ đề: “Tìm hiểu pháp luật". Phòng Tư pháp huyện Hoài Ân tổ chức tập huấn kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật. Phòng Tư pháp huyện Tây Sơn phối hợp với Liên Đoàn lao động huyện, Hội Nông dân, Huyện đoàn và Ban An toàn giao thông tổ chức các diễn đàn tìm hiểu Pháp luật về giao thông đường bộ đối với  cán bộ, công chức,  hội viên, đoàn viên và các xã Bình Hoà , Tây Giang, huyện Tây Sơn. Phòng Tư pháp huyện Tuy Phước tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn cấp cho công tác PBGDPL năm 2008 với số tiền 150 triệu đồng, nhằm tăng cường năng lực cho công tác PBGDPL ở địa phương.Về công tác hoà giải ở cơ sở, các địa phương đã thụ lý 396 vụ, hoà giải thành 318 vụ, đạt 80%, góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ của nhân dân.

      Công tác hộ tịch: Sở Tư pháp đã giải quyết cấp phiếu lý lịch tư pháp cho 158 trường hợp, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài 14 trường hợp, đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài 01 trường hợp, tham mưu cho UBND tỉnh đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 25 trường hợp, xác nhận hộ tịch gốc 09 trường hợp.  Để tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, Sở Tư pháp đã  tổ chức kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Phòng Tư pháp thành phố Quy Nhơn, xã Nhơn Hội, phường Lê Hồng Phong và phường Trần Phú - thành phố Quy Nhơn. Kết quả đã kiểm tra 185 trường hợp cấp lại bản chính giấy khai sinh, 93 trường hợp cải chính hộ tịch, 876 trường hợp đăng ký khai sinh, 226 trường hợp đăng ký khai tử, 277 trường hợp đăng ký kết hôn, 102 trường hợp xác nhận tình trạng hôn nhân, 12 trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, 6 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi. Các địa phương đã thực hiện các loại việc đăng ký hộ tịch đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Các huyện, xã thực hiện cải chính hộ tịch 121 trường hợp, cấp lại giấy khai sinh 156 trường hợp, đăng ký khai sinh 1.542 trường hợp, đăng ký kết hôn 473 trường hợp, đăng ký khai tử 225 trường hợp, xác nhận tình trạng hôn nhân 101 trường hợp.

          Công tác công chứng, chứng thực: Các Phòng Công chứng đã thực hiện công chứng 3.028 việc, thu lệ phí 389.934.000 đồng, trong đó Phòng Công chứng số 1 thực hiện  2.213 việc, thu lệ phí 293.180.000 đồng, Phòng Công chứng số 2 thực hiện 520 việc, thu lệ phí 45.010.000 đồng, Phòng Công chứng số 3 thực hiện 295 việc, thu lệ phí  51.150.000 đồng. Các địa phương đã thực hiện chứng thực 90.900 việc. Để kịp thời chấn chỉnh các sai sót trong công tác chứng thực thuộc thẩm quyền cấp huyện, cấp xã, Sở Tư pháp đã tổ chức kiểm tra công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp Quy Nhơn, xã Nhơn Hội, phường Lê Hồng Phong và phường Trần Phú - thành phố Quy Nhơn. Một số phòng Tư pháp tổ chức kiểm tra công tác chứng thực thuộc thẩm quyền cấp xã theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên-Môi trường về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Việc triển khai thực hiện Luật Công chứng, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã tạo thuận lợi cho người dân, thời gian giải quyết yêu cầu công chứng, chứng thực được rút ngắn, tình trạng quá tải ở Phòng Công chứng nhiều năm qua đã giảm, các công chứng viên có thời gian tập trung thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch, góp phần tạo tính chuyên nghiệp cho nghề công chứng.

          Công tác giám định tư pháp: Thực hiện kế hoạch 07-KH/TU ngày 9 tháng 10 năm 2006 của tỉnh uỷ tỉnh Bình Định và Công văn số 64/UBND-NC ngày 10 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ngành tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường số lượng giám định viên tư pháp và nâng cao chất lượng giám định của các tổ chức giám định, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay; phối hợp với Sở Y tế trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án củng cố kiện toàn tổ chức Tổ chức Giám định pháp y, Tổ chức Giám định pháp y tâm thần và đề xuất mức phụ cấp cho cán bộ làm công tác giám định pháp y; đề nghị bổ nhiệm một Giám định viên pháp y và một giám định viên pháp y tâm thần, nâng tổng số Giám định viên tư pháp của tỉnh là 53 người,

          Các Tổ chức Giám định đã thực hiện giám định 71 trường hợp, trong đó Tổ chức Giám định pháp y tâm thần giám định 41 trường hợp, Tổ chức Giám định kỹ thuật hình sự giám định 30 trường hợp.

          Công tác quản lý Đoàn Luật sư: Sở Tư pháp đã cấp giấy phép hoạt động cho 01 Văn phòng luật sư. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 18 văn phòng Luật sư với 53 Luật sư. Các Văn phòng Luật sư đã tham gia bào chữa 171 vụ, trong đó: 128 vụ hình sự, 35 vụ dân sự, 03 vụ lao động, 05 vụ hành chính. 

          Công tác tư vấn pháp luật: Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia và Liên đoàn Lao động tỉnh tư vấn 31 trường hợp, trong đó: hình sự: 01 trường hợp, dân sự: 12 trường hợp, hôn nhân và gia đình : 03 trường hợp, lao động : 15 trường hợp.

          Công tác bán đấu giá tài sản: Quý I/2008, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản đã ký kết 19 hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với giá khởi điểm 2.056.128.000 đồng; đã bán đấu giá được 10 hợp đồng với giá 696.990.000 đồng, cao hơn giá khởi điểm  118.510.000 đồng.

          Công tác trợ giúp pháp lý: Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tư vấn pháp luật miễn phí 202 vụ, cho 202 người là đối tượng chính sách và người nghèo, so với quý I/2007 tăng 22 vụ; tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại 4 xã thuộc các huyện Tuy phước và An Nhơn. 

          Ngoài ra, Trung tâm còn cử Luật sư tham gia tố tụng 11 vụ việc, trong đó: có 7 vụ hình sự, 4 vụ dân sự, cử Luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng 01 vụ; kết hợp các đợt trợ giúp pháp lý lưu động và các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL  tổ chức 19 buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật.

          Công tác thi hành án dân sự: Sở Tư pháp đã chỉ đạo cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh tập trung rà soát, kiểm tra thủ tục thi hành án, xây dựng quy trình giải quyết công việc cho công dân và tổ chức trong lĩnh vực thi hành án theo đúng tinh thần Chỉ thị số 32/2006/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; rà soát và phân loại án tồn đọng để có phương án giải quyết phù hợp. 

            Thực hiện Quyết định số 939/QĐ-THA ngày 29/6/2007 của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh đã thành lập 03 phòng chuyên môn, gồm: Phòng Tổ chức, hành chính, tổng hợp và tài vụ; Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự; Phòng kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác thi hành án dân sự, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh lập thủ tục trình Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên và đề nghị Bộ Trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm 7 chấp hành viên, trong đó có 1 chấp hành viên cấp tỉnh; bổ nhiệm Trưởng Thi hành án dân sự huyện Vân Canh và Thành phố Quy Nhơn; đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm 01 Phó trưởng Thi hành án dân sự thành phố Quy Nhơn; điều động Trưởng Thi hành án dân sự thành phố Quy Nhơn về công tác tại Thi hành án dân sự tỉnh; cử 05 cán bộ tham gia học lớp chuyên viên chính và 07 cán bộ học  lớp nghiệp vụ thi hành án.

Kết quả công tác thi hành án: Tổng số việc phải thi hành là 6.742 việc, trong đó: số việc năm 2007 chuyển sang 4.793 việc, số việc mới thụ lý là 1.949 việc. Số việc có điều kiện thi hành  4.204 việc, đã thi hành xong  1.537 việc, đạt tỷ lệ 36,56%. Số tiền phải thi hành 110.709.693.000 đồng, trong đó có điều kiện thi hành là 44.770.707.000 đồng, đã thu được 8.931.766.000 đồng, đạt tỷ lệ 19.95%. Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/12/2007, Cơ thi hành án dân sự tỉnh đã tiếp nhận 11 đơn khiếu nại về thi hành án, đã giải quyết 10 đơn, còn 01 đơn đang giải quyết. 

Công tác  tổ chức, xây dựng ngành: Ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2008 và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 49/QĐ-BTP ngày 16/01/2008 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2008; tổng kết công tác thi đua năm 2007 và phát động phong trào thi đua năm 2008, nhằm động viên, khích lệ toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức để kiểm điểm, đánh giá việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ năm 2007, thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, phân loại cán bộ, công chức năm 2007 và ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc Sở; tham gia ký kết giao ước thi đua năm 2008 với 12 Sở Tư pháp và 13 Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh trong Khu vực thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh duyên  hải Miền Trung và Tây Nguyên tại tỉnh Phú Yên và ký kết giao ước thi đua với các cơ quan trong Khối thi đua Nội chính của tỉnh.

Để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và hiệu quả công tác, Sở Tư pháp trình UBND tỉnh bổ nhiệm 2 đấu giá viên, làm thủ tục chuẩn bị bổ nhiệm lại phó Trưởng Phòng Công chứng số 1 và Trưởng phòng Hộ tịch và Tư pháp khác; hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế 03 cán bộ cho Trung tâm TGPLNN và trình UBND tỉnh bổ nhiệm 04 trợ giúp viên trợ giúp pháp lý; báo cáo đánh giá kết quả 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Các đơn vị trực thuộc Sở và các Phòng Tư pháp căn cứ chương trình kế hoạch công tác tư pháp của tỉnh và kế hoạch kinh tế-xã hội của từng địa phương đã xây dựng kế hoạch công tác phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị; tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các cán bộ, công chức, viên chức cơ quan  tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong toàn Ngành.

          Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo: Sở Tư pháp tiếp nhận 15 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó: 13 đơn không thuộc thẩm quyền của Sở, đã hướng dẫn công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; 2 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp. Đơn khiếu nại của bà Trần Thị Trương thường trú tại xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại số 95/QĐ-CC ngày 27/12/2007 của Trưởng Phòng Công chứng số 2 và Đơn khiếu nại của bà Huỳnh Thị Trâm thường trú tại xã Tam quan Bắc, huyện Hoài Nhơn khiếu nại UBND huyện Hoài Nhơn không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà. Kết quả, Sở Tư pháp đã giải quyết dứt điểm 02 vụ khiếu nại trên đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong quý I vẫn còn một số tồn tại: một số đơn vị xây dựng kế hoạch công tác năm 2008 còn chậm; chưa quan tâm đúng mức việc ký kết giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua để động viên cán bộ, công chức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Ngành. Một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình. Kết quả thi hành án của một số huyện đạt tỷ lệ còn thấp cả về số việc và số  tiền. Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của các Phòng Tư pháp có chuyển biến, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Một số đơn vị thuộc Sở, Tư pháp cấp huyện, xã tổ chức bộ máy, nhân sự tuy đã được củng cố, nhưng vẫn còn thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở, nhất là các xã miền núi chưa đáp ứng được nhiệm vụ mới. 

 

          Để triển khai thực hiện hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu công tác tư pháp quý II/2008, ngành Tư pháp Bình Định tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

          Công tác văn bản pháp quy: Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo Quyết định 521/QĐ-CTUBND ngày 19.3.2008 của Chủ tịch của UBND tỉnh về việc phân công, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2008.Hoàn thành việc rà soát mẫu đơn, tờ khai hành chính.Kiểm tra công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại 01 huyện.Xây dựng trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh ban hành năm 2007.Tổ chức Hội nghị tham gia góp ý 03 dự án luật: Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật ban hành VBQPPL; Luật trưng mua, trưng dụng tài sản theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

           Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Xây dựng, trình UBND tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008-2010.Tổ chức kiểm tra công tác PBGDPL tại huyện Phù cát và Hoài Nhơn. Phát hành Bản tin Tư pháp số 1, số 2/2008 và chuẩn bị xuất bản Bản tin Tư pháp số 3/2008.Biên soạn 02 tập hỏi - đáp pháp luật. Tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới. Phối hợp Ban An toàn giao thông chuẩn bị triển khai cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông”. Hướng dẫn các địa phương tiến hành thu thập, tổng hợp số liệu, chuẩn bị báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở và 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25.11.1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

          Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp: Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực, đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện An Nhơn, Phù Mỹ và Tuy Phước.Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; xây dựng kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong việc giải quyết công việc cho công dân và tổ chức. Báo cáo kết quả tình hình hoạt động của Đoàn Luật sư tỉnh cho Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Phối hợp với Sở Y tế tiếp tục củng cố Tổ chức Giám định pháp y.Thực hiện các công việc theo chứng năng, nhiệm vụ.

          Công tác trợ giúp pháp lý: Hoàn thành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý và Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý. Thực hiện việc trợ giúp pháp lý lưu động tại  huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Họp Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ TGPL trong toàn tỉnh.Tổ chức biên soạn và thẩm định đề cương báo cáo chuyên đề pháp luật để tham gia sinh hoạt chuyên đề pháp luật tại các câu lạc bộ TGPL. Hoàn thành dự thảo Quy chế phối hợp với Đoàn Luật sư, Hội Luật gia trong công tác TGPL cho đối tượng được TGPL. Xây dựng 01-02 câu lạc bộ TGPL.Hoàn thành kế hoạch tập huấn nghiệp vụ TGPL cho chuyên viên và công tác viên. Hoàn thành việc dịch và in tờ gấp pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, thu băng cassette nội dung tờ gấp pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số. 

          Công tác thi hành án dân sự: Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tổ chức thi tuyển công chức cho cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh đủ số lượng đã được Bộ Tư pháp phân bổ.Tổ chức kiểm tra công tác thi hành án dân sự năm 2007 tại một số đơn vị thi hành án trong tỉnh; kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế sử dụng tài sản công.Triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh, kho tàng tài vật cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh và thành phố Quy Nhơn, trụ sở làm việc cơ quan Thi hành án dân sự huyện Tuy Phước và kho tàng tài vật cơ quan Thi hành án dân sự huyện Phù Mỹ. Thực hiện công tác rà soát, phân loại việc thi hành án, xác định chính xác án tồn đọng, để có phương án xử lý đạt chỉ tiêu Bộ Tư pháp đề ra.

          Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Giải quyết kịp thời Đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.Tham gia các Đoàn công tác liên ngành của tỉnh. Phối hợp kiểm tra công tác chứng thực, hộ tịch

          Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành, xây dựng ngành: Xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức và tinh giản biên chế của Sở Tư pháp. Tổ chức tuyển dụng đủ biên chế theo chỉ tiêu mà UBND tỉnh, Bộ Tư pháp phân bổ trong năm 2008.Làm thủ tục bổ nhiệm lại Phó trưởng Phòng Công chứng số 1 và Trưởng phòng Hộ tịch và tư pháp khác.Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Duy trì thường xuyên cơ chế hội ý lãnh đạo hàng tuần, trực báo công tác tư pháp tháng, quý và tổ chức lãnh đạo đi công tác cơ sở để nắm bắt tình hình triển khai công tác tư pháp tại cơ sở và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh ở cơ sở.

Nguyễn Huỳnh Huyện