An Giang triển khai pháp lệnh Cựu chiến binh và các văn bản pháp luật liên quan cho lãnh đạo các Sở ngành, UBND cấp huyện

12/03/2008
Theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh, sáng ngày 12/3/2008, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giao dục pháp luật tỉnh đã triển khai Pháp lệnh Cựu chiến binh và các văn bản quy phạm có liên quan cho hơn 100 đại biểu là lãnh đạo cho các Sở, ban, ngành, BCH Hội CCB các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh, Đại diện UBND, UBMTTQ, Hội CCB, BCHQS, Phòng Tài chính, Nội vụ, Tư pháp cấp huyện nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc tổ chức thi hành pháp lệnh.

Hội CCB Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở với nhiệm vụ: vận động, tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trở về, tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; tổ chức chăm lo, giúp đỡ CCB nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, làm giầu hợp pháp, tổ chức các hoạt động tình nghĩa để CCB tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB…Ngày 06 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống cựu chiến binh.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động xây dựng, tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến bính, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Cưu chiến binh có hiệu lực thi hành từ 12/12/2006. Để kịp thời cụ thể hóa các nội dung của pháp lệnh, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành như:

Nghị định số 150/2006/NĐ-CP nêu rõ quyền lợi của CCB gồm: Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng nếu thuộc đối tượng người có công với cách mạng; được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với sức khoẻ và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động. CCB thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định được ưu tiên cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách - xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xoá đói, giảm nghèo. CCB đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc, được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh theo các quy định và chế độ bảo hiểm y tế hiện hành. CCB cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội CCB cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội…

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, tài sản để đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa, cơ sở dịch vụ chăm sóc, trung tâm điều trị và phục hồi sức khoẻ, câu lạc bộ văn hoá, thể thao, thể dục dưỡng sinh đối với CCB và tài trợ cho các hoạt động giúp đỡ CCB ở cộng đồng dân cư hoặc trung tâm điều trị, phục hồi sức khoẻ; khuyến khích Cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

Nghị định 139/2006/NĐ-CP còn quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, kinh phí, tài sản của Hội CCB; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với Hội CCB Việt Nam, trong đó nêu rõ HĐND-UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để Hội CCB cùng cấp hoạt động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CCB, tạo điều kiện để Hội CCB và CCB tham gia các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2007./.     

                                                                                                                                                                                    Trần Hải Quân