Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạoNgày 13/01, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng dự.Tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung về mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp; việc phân công, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và sự chỉ đạo của Chính phủ; phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương…
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long (trái) và Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh (phải).
Vì vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng kết đánh giá 40 năm đổi mới và các định hướng lớn trong dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng, với các mục tiêu, định hướng phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của đất nước; việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ là cần thiết. Việc sửa đổi này sẽ hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy Chính phủ kiến tạo theo yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đại diện Bộ Nội vụ trình bày tóm tắt nội dung Tờ trình.
Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã cho ý kiến về nội dung dự thảo Luật. Đồng chí Bùi Công Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ cho rằng, cần làm rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; từ đó “định vị”, xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến chính trị - xã hội, đồng thời phân định rõ với nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, Điều 95 Hiến pháp 2013 đã quy định Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Do đó, đồng chí cho rằng, nếu tách riêng một mục quy định riêng về các thành viên khác của Chính phủ như dự thảo Luật hiện nay có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và tạo ra sự khác biệt giữa các thành viên Chính phủ. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc tính hợp lý khi ghép thiết chế Phó Thủ tướng với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vào cùng một mục.
Đồng chí Bùi Công Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ (phải).
Nhất trí với ý kiến của đồng chí Bùi Công Quang, Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Hiến pháp 2013 đã quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hai chức năng chính là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì vậy, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ phải làm rõ, với vai trò là cơ quan thực hiện quyền hành pháp thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ đến đâu; với vai trò cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thì nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu. Nếu không làm rõ được nội dung này sẽ khó đẩy mạnh được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (với tư cách vừa là thành viên Chính phủ, vừa là người đứng đầu một cơ quan) và giữa Chính phủ với chính quyền địa phương.
Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu tại phiên họp.
Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền, uỷ quyền dưới góc độ của Chính phủ; xác định rõ nội dung nào có thể phân cấp, phân quyền, uỷ quyền; trách nhiệm của cơ quan cấp trên với cơ quan phân cấp như thế nào. Ngoài ra, cần nghiên cứu đẩy mạnh việc kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy định tại Hiến pháp 2013.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh (phải) phát biểu kết luận phiên họp.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ là cần thiết; tuy nhiên cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát nội dung dự thảo Luật để thể chế hoá đầy đủ 3 chính sách đã được thông qua.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đảm bảo cơ sở pháp lý của việc phân cấp, phân quyền, uỷ quyền. Trong đó quy định rõ khái niệm; trách nhiệm chủ thể giao, nhận phân cấp, phân quyền, uỷ quyền; phạm vi, hình thức văn bản khi thực hiện phân cấp, phân quyền, uỷ quyền…. Ngoài ra, Thứ trưởng đã cho ý kiến cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; bố cục dự thảo Luật…
Dự thảo Luật gồm 05 chương, 31 điều, giảm 02 chương, 19 điều và có 3 mục mới. Việc giảm số lượng chương, điều so với Luật hiện hành đã bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị về yêu cầu xây dựng hệ thống phát luật theo hướng xây dựng luật khung. Theo đó, Luật chỉ quy định những nội dung cơ bản, quan trọng có tính nguyên tắc để bảo đảm tính ổn định lâu dài, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung.Anh Thư - Trung tâm Thông tin
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạo
13/01/2025
Ngày 13/01, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng dự.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, sau gần 10 năm thực hiện, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung về mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp; việc phân công, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và sự chỉ đạo của Chính phủ; phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương…
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long (trái) và Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh (phải).
Vì vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng kết đánh giá 40 năm đổi mới và các định hướng lớn trong dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng, với các mục tiêu, định hướng phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của đất nước; việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ là cần thiết. Việc sửa đổi này sẽ hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy Chính phủ kiến tạo theo yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đại diện Bộ Nội vụ trình bày tóm tắt nội dung Tờ trình.
Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Chính phủ
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã cho ý kiến về nội dung dự thảo Luật. Đồng chí Bùi Công Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ cho rằng, cần làm rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; từ đó “định vị”, xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến chính trị - xã hội, đồng thời phân định rõ với nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, Điều 95 Hiến pháp 2013 đã quy định Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Do đó, đồng chí cho rằng, nếu tách riêng một mục quy định riêng về các thành viên khác của Chính phủ như dự thảo Luật hiện nay có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và tạo ra sự khác biệt giữa các thành viên Chính phủ. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc tính hợp lý khi ghép thiết chế Phó Thủ tướng với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vào cùng một mục.
Đồng chí Bùi Công Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ, Văn phòng Chính phủ (phải).
Nhất trí với ý kiến của đồng chí Bùi Công Quang, Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Hiến pháp 2013 đã quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hai chức năng chính là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì vậy, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ phải làm rõ, với vai trò là cơ quan thực hiện quyền hành pháp thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ đến đâu; với vai trò cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thì nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu. Nếu không làm rõ được nội dung này sẽ khó đẩy mạnh được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (với tư cách vừa là thành viên Chính phủ, vừa là người đứng đầu một cơ quan) và giữa Chính phủ với chính quyền địa phương.
Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu tại phiên họp.
Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền, uỷ quyền dưới góc độ của Chính phủ; xác định rõ nội dung nào có thể phân cấp, phân quyền, uỷ quyền; trách nhiệm của cơ quan cấp trên với cơ quan phân cấp như thế nào. Ngoài ra, cần nghiên cứu đẩy mạnh việc kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy định tại Hiến pháp 2013.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh (phải) phát biểu kết luận phiên họp.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ là cần thiết; tuy nhiên cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát nội dung dự thảo Luật để thể chế hoá đầy đủ 3 chính sách đã được thông qua.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đảm bảo cơ sở pháp lý của việc phân cấp, phân quyền, uỷ quyền. Trong đó quy định rõ khái niệm; trách nhiệm chủ thể giao, nhận phân cấp, phân quyền, uỷ quyền; phạm vi, hình thức văn bản khi thực hiện phân cấp, phân quyền, uỷ quyền…. Ngoài ra, Thứ trưởng đã cho ý kiến cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; bố cục dự thảo Luật…
Dự thảo Luật gồm 05 chương, 31 điều, giảm 02 chương, 19 điều và có 3 mục mới. Việc giảm số lượng chương, điều so với Luật hiện hành đã bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị về yêu cầu xây dựng hệ thống phát luật theo hướng xây dựng luật khung. Theo đó, Luật chỉ quy định những nội dung cơ bản, quan trọng có tính nguyên tắc để bảo đảm tính ổn định lâu dài, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung. |
Anh Thư - Trung tâm Thông tin
Các tin khác
-
Tham mưu triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
(13/01/2025)
-
Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
(13/01/2025)
-
Quy trình xây dựng pháp luật phải bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả
(12/01/2025)
-
Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Tư pháp năm 2024
(10/01/2025)
-
Thể chế hóa kịp thời, toàn diện chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
(10/01/2025)
-
Tạo cơ chế khơi thông nguồn lực đầu tư để phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước
(09/01/2025)
-
Khẩn trương hoàn thiện, đưa vào sử dụng các phần mềm phục vụ công tác kế hoạch, tài chính
(09/01/2025)