Tọa đàm về tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư phápNgày 23/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1532/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp. Thực hiện Kế hoạch này, trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng, thẩm quyền của mình. Trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Tư pháp do Liên minh Châu Âu (EU), Thụy Điển và Đan Mạch tài trợ (Dự án JPP), để tìm hiểu quá trình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp trong một năm qua (01/7/2010 - 01/7/2011), ngày 19/8, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm “Tình hình triển khai, thực hiện Luật Lý lịch tư pháp” tại Thành phố Đà Nẵng. Tọa đàm có sự tham dự của đại diện Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự Trung ương; Bộ Công an; Sở Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án các tỉnh thành phố. Về phía Bộ Tư pháp có Vụ Tổ chức cán bộ, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Công nghệ thông tin. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã ủy quyền cho ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia chủ trì Tọa đàm.Luật Lý lịch tư pháp đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Đây là một đạo luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Luật Lý lịch tư pháp đặt ra những nhiệm vụ mới, phức tạp và khó khăn trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Việc chuẩn bị triển khai thực hiện những nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an, Quốc phòng, Tư pháp trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức.Tọa đàm đã nghe bà Đỗ Thị Thúy Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trình bày về tình hình triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp. Thời gian qua, công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp đã được thực hiện khẩn trương ngay sau khi Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội thông qua và trên cơ sở Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp của Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ, ngành có liên quan đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn. Nhiều Sở Tư pháp đã chủ động, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch, Chỉ thị để triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp tại các địa phương, quan tâm, chú trọng đến hoạt động tuyên truyền, phổ biến. Các cơ quan Tòa án tại một số địa phương đã chủ động cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các Sở Tư pháp; cơ quan Công an đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp, lưu trữ hồ sơ, tra cứu thông tin, phục vụ việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số mặt hạn chế như: Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm, chưa đảm bảo đúng tiến độ, chưa giải quyết dứt điểm tình trạng Luật chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn, do đây là một lĩnh vực công việc mới mang tính chuyên môn sâu, phức tạp, có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; Công tác phối kết hợp trong việc xây dựng văn bản liên tịch của các Bộ, ngành còn hạn chế, thời hạn gửi văn bản góp ý chưa đảm bảo theo đúng thời hạn nêu trong công văn; Một số Sở Tư pháp chưa chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo trong việc ban hành các văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật; Đa phần các Sở Tư pháp chưa thực hiện việc gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, nguyên nhân chủ yếu là do chưa nhận được thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự cung cấp, số lượng biên chế còn mỏng; Chỉ tiêu biên chế công chức làm công tác lý lịch tư pháp hiện chưa được bảo đảm theo đúng quy định tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg.Qua đó, một số nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong thời gian tới như sau: Về phía Bộ Tư pháp, cần tập trung phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện ban hành Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết trình, tự thủ tục tra cứu, cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp. Xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác, lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về quy trình thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ, kết nối giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Xây dựng Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Kiện toàn Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp. Về phía các Bộ, ngành có liên quan, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật; đào tạo, tập huấn cán bộ; đặc biệt là việc trao đổi, cung cấp, xác minh thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Đối với các Sở Tư pháp, cần tập trung kiện toàn tổ chức cán bộ thuộc Sở Tư pháp, tăng cường biên chế cho Phòng Lý lịch tư pháp, kiện toàn Phòng Hành chính tư pháp; tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại địa phương.Tọa đàm còn được nghe bản tham luận “Thực trạng công tác quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp; cấp phiếu lý lịch tư pháp và kinh nghiệm của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh” và nhiều ý kiến tham gia thảo luận, chia sẻ, đóng góp trên tinh thần hợp tác, xây dựng của các đại biểu. Tọa đàm diễn ra trong thời gian 01 ngày./.T.N
Tọa đàm về tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp
19/08/2011
Ngày 23/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1532/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp. Thực hiện Kế hoạch này, trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng, thẩm quyền của mình. Trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Tư pháp do Liên minh Châu Âu (EU), Thụy Điển và Đan Mạch tài trợ (Dự án JPP), để tìm hiểu quá trình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp trong một năm qua (01/7/2010 - 01/7/2011), ngày 19/8, Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm “Tình hình triển khai, thực hiện Luật Lý lịch tư pháp” tại Thành phố Đà Nẵng.
Tọa đàm có sự tham dự của đại diện Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự Trung ương; Bộ Công an; Sở Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án các tỉnh thành phố. Về phía Bộ Tư pháp có Vụ Tổ chức cán bộ, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Công nghệ thông tin. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đã ủy quyền cho ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia chủ trì Tọa đàm.
Luật Lý lịch tư pháp đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Đây là một đạo luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Luật Lý lịch tư pháp đặt ra những nhiệm vụ mới, phức tạp và khó khăn trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Việc chuẩn bị triển khai thực hiện những nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an, Quốc phòng, Tư pháp trong việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức.
|
|
Tọa đàm đã nghe bà Đỗ Thị Thúy Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trình bày về tình hình triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp. Thời gian qua, công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp đã được thực hiện khẩn trương ngay sau khi Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội thông qua và trên cơ sở Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp của Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ, ngành có liên quan đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn. Nhiều Sở Tư pháp đã chủ động, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch, Chỉ thị để triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp tại các địa phương, quan tâm, chú trọng đến hoạt động tuyên truyền, phổ biến. Các cơ quan Tòa án tại một số địa phương đã chủ động cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các Sở Tư pháp; cơ quan Công an đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp, lưu trữ hồ sơ, tra cứu thông tin, phục vụ việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số mặt hạn chế như: Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm, chưa đảm bảo đúng tiến độ, chưa giải quyết dứt điểm tình trạng Luật chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn, do đây là một lĩnh vực công việc mới mang tính chuyên môn sâu, phức tạp, có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; Công tác phối kết hợp trong việc xây dựng văn bản liên tịch của các Bộ, ngành còn hạn chế, thời hạn gửi văn bản góp ý chưa đảm bảo theo đúng thời hạn nêu trong công văn; Một số Sở Tư pháp chưa chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất cho Lãnh đạo trong việc ban hành các văn bản liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật; Đa phần các Sở Tư pháp chưa thực hiện việc gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, nguyên nhân chủ yếu là do chưa nhận được thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự cung cấp, số lượng biên chế còn mỏng; Chỉ tiêu biên chế công chức làm công tác lý lịch tư pháp hiện chưa được bảo đảm theo đúng quy định tại Quyết định số 2369/QĐ-TTg.
Qua đó, một số nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong thời gian tới như sau: Về phía Bộ Tư pháp, cần tập trung phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện ban hành Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết trình, tự thủ tục tra cứu, cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp. Xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác, lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về quy trình thu thập, cập nhật, khai thác, chia sẻ, kết nối giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Xây dựng Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Kiện toàn Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp.
Về phía các Bộ, ngành có liên quan, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật; đào tạo, tập huấn cán bộ; đặc biệt là việc trao đổi, cung cấp, xác minh thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Đối với các Sở Tư pháp, cần tập trung kiện toàn tổ chức cán bộ thuộc Sở Tư pháp, tăng cường biên chế cho Phòng Lý lịch tư pháp, kiện toàn Phòng Hành chính tư pháp; tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại địa phương.
Tọa đàm còn được nghe bản tham luận “Thực trạng công tác quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp; cấp phiếu lý lịch tư pháp và kinh nghiệm của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh” và nhiều ý kiến tham gia thảo luận, chia sẻ, đóng góp trên tinh thần hợp tác, xây dựng của các đại biểu.
Tọa đàm diễn ra trong thời gian 01 ngày./.
T.N