Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thiNgày 29/11/2021, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng” nhằm thiết thực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.Trước thềm Hội thảo quan trọng và rất ý nghĩa này, phóng viên đã phỏng vấn TS. Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo.
- Xin Thứ trưởng cho biết đôi nét về mục đích, ý nghĩa của Hội thảo?
Được tổ chức trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội thảo quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng” là diễn đàn để các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn trao đổi, thảo luận nhằm tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về mục tiêu, quan điểm và những định hướng lớn trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; đồng thời đánh giá chính xác, khách quan thực trạng công tác này thời gian qua, từ đó xác định định hướng hoàn thiện pháp luật trong từng lĩnh vực pháp luật; những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, thi hành pháp luật, gắn với bối cảnh, yêu cầu thực tiễn của đất nước.
Kết quả của Hội thảo còn là chất liệu giá trị, góp phần xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đang được các cơ quan có thẩm quyền tích cực triển khai theo chỉ đạo của Trung ương. Hội thảo còn hướng tới mục đích triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ngày 15/9/2021; Định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XV, Kết luận của đồng chí Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế ngày 16/9/2021.
Trong quá trình chuẩn bị, Hội thảo đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của nhiều ban, bộ, ngành ở Trung ương; các chuyên gia, các nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn. Đến nay, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 60 chuyên đề, tham luận rất có chất lượng, đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó có nhiều vấn đề mới, phức tạp, thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của các tác giả.
- Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những định hướng lớn, cơ bản nào đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới. Riêng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã dành nhiều dung lượng để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, xác định mục tiêu, quan điểm và những định hướng quan trọng, với nhiều nội hàm mới, trong đó có thể kể tới một số định hướng lớn sau:
Thứ nhất, từ định hướng phát triển đất nước “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”, Báo cáo chính trị xác định rõ mục tiêu cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật: “Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 còn đưa ra yêu cầu “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể, minh bạch”.
Thứ hai, liên quan đến công tác thi hành pháp luật Báo cáo chính trị nhấn mạnh: “Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư hợp lý nguồn lực và các điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 xác định: “Đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo pháp luật” và “Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, đảm bảo chấp hành pháp luật nghiêm minh”; “Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật… Tăng cường năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế... Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp…”
Thứ ba, về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Báo cáo chính trị đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 còn nhấn mạnh: “Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội” và “Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở các quy luật của thị trường”.
Thứ tư, về kỹ thuật lập pháp, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 còn chỉ ra phương hướng “Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường…”.
Bên cạnh đó, trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế…, Văn kiện còn xác định rõ mục tiêu, quan điểm phát triển, các định hướng lớn và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, tạo cơ sở nền tảng cho công tác xây dựng, thi hành pháp luật để thể chế hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả trong thực tế.
- Để triển khai hiệu quả những định hướng quan trọng nêu trên, thời gian tới, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật cần tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu nào, thưa Thứ trưởng?
Cùng với những định hướng lớn nêu trên, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian tới cần tiếp tục bám sát Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 15/9/2021, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế ngày 16/9/2021, trong đó cần tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, thực chất một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo thống nhất, đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi, tương thích với pháp luật quốc tế. Tiếp tục cải tiến quy trình lập pháp, lập quy theo hướng hiện đại, tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo, bảo đảm sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, tính công khai, minh bạch, phát huy sự tham gia thực chất của xã hội, người dân. Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo gắn kết chặt chẽ với công tác theo dõi, tổ chức thi hành pháp luật, kịp thời rà soát những điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn, không còn phù hợp với thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung, nhất là những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, xử lý những vấn đề đặt ra trong phòng, chống, khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Để thể chế hóa kịp thời các chủ trương, định hướng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với bối cảnh thực tiễn hiện nay, một số lĩnh vực pháp luật cần chú trọng hoàn thiện như: (i) pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững; (ii) pháp luật về bộ máy nhà nước, nhất là bộ máy hành chính nhà nước, trong đó cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền hợp lý, hiệu quả giữa Trung ương với địa phương gắn với các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật; (iii) đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ số. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới,… có giải pháp pháp lý giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm thượng tôn pháp luật. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật, xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương phát huy vai trò trong tham mưu thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị, xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo gây cản trở, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân, khơi thông các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội./.
- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
PV Thu Hằng
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi
29/11/2021
Ngày 29/11/2021, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng” nhằm thiết thực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trước thềm Hội thảo quan trọng và rất ý nghĩa này, phóng viên đã phỏng vấn TS. Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo.
- Xin Thứ trưởng cho biết đôi nét về mục đích, ý nghĩa của Hội thảo?
Được tổ chức trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội thảo quốc gia “Định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng” là diễn đàn để các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn trao đổi, thảo luận nhằm tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về mục tiêu, quan điểm và những định hướng lớn trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; đồng thời đánh giá chính xác, khách quan thực trạng công tác này thời gian qua, từ đó xác định định hướng hoàn thiện pháp luật trong từng lĩnh vực pháp luật; những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, thi hành pháp luật, gắn với bối cảnh, yêu cầu thực tiễn của đất nước.
Kết quả của Hội thảo còn là chất liệu giá trị, góp phần xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đang được các cơ quan có thẩm quyền tích cực triển khai theo chỉ đạo của Trung ương. Hội thảo còn hướng tới mục đích triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ngày 15/9/2021; Định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XV, Kết luận của đồng chí Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế ngày 16/9/2021.
Trong quá trình chuẩn bị, Hội thảo đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của nhiều ban, bộ, ngành ở Trung ương; các chuyên gia, các nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn. Đến nay, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 60 chuyên đề, tham luận rất có chất lượng, đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó có nhiều vấn đề mới, phức tạp, thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của các tác giả.
- Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những định hướng lớn, cơ bản nào đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới. Riêng đối với công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã dành nhiều dung lượng để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, xác định mục tiêu, quan điểm và những định hướng quan trọng, với nhiều nội hàm mới, trong đó có thể kể tới một số định hướng lớn sau:
Thứ nhất, từ định hướng phát triển đất nước “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”, Báo cáo chính trị xác định rõ mục tiêu cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật: “Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 còn đưa ra yêu cầu “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể, minh bạch”.
Thứ hai, liên quan đến công tác thi hành pháp luật Báo cáo chính trị nhấn mạnh: “Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đầu tư hợp lý nguồn lực và các điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 xác định: “Đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo pháp luật” và “Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, đảm bảo chấp hành pháp luật nghiêm minh”; “Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật… Tăng cường năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế... Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp…”
Thứ ba, về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Báo cáo chính trị đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 còn nhấn mạnh: “Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội” và “Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở các quy luật của thị trường”.
Thứ tư, về kỹ thuật lập pháp, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 còn chỉ ra phương hướng “Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường…”.
Bên cạnh đó, trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế…, Văn kiện còn xác định rõ mục tiêu, quan điểm phát triển, các định hướng lớn và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, tạo cơ sở nền tảng cho công tác xây dựng, thi hành pháp luật để thể chế hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả trong thực tế.
- Để triển khai hiệu quả những định hướng quan trọng nêu trên, thời gian tới, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật cần tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu nào, thưa Thứ trưởng?
Cùng với những định hướng lớn nêu trên, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian tới cần tiếp tục bám sát Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 15/9/2021, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế ngày 16/9/2021, trong đó cần tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, thực chất một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo thống nhất, đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi, tương thích với pháp luật quốc tế. Tiếp tục cải tiến quy trình lập pháp, lập quy theo hướng hiện đại, tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo, bảo đảm sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, tính công khai, minh bạch, phát huy sự tham gia thực chất của xã hội, người dân. Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo gắn kết chặt chẽ với công tác theo dõi, tổ chức thi hành pháp luật, kịp thời rà soát những điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn, không còn phù hợp với thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung, nhất là những lĩnh vực liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, xử lý những vấn đề đặt ra trong phòng, chống, khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Để thể chế hóa kịp thời các chủ trương, định hướng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với bối cảnh thực tiễn hiện nay, một số lĩnh vực pháp luật cần chú trọng hoàn thiện như: (i) pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững; (ii) pháp luật về bộ máy nhà nước, nhất là bộ máy hành chính nhà nước, trong đó cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền hợp lý, hiệu quả giữa Trung ương với địa phương gắn với các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật; (iii) đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ số. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới,… có giải pháp pháp lý giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm thượng tôn pháp luật. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật, xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương phát huy vai trò trong tham mưu thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị, xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo gây cản trở, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân, khơi thông các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội./.
- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
PV Thu Hằng