Sáng ngày 25/02, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận về những giải pháp khắc phục tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết. Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Vụ CVĐCVXDPL) Nguyễn Hồng Tuyến cùng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành liên quan và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
Báo cáo về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết tại hội nghị, đồng chí Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ CVĐCVXDPL cho biết, số văn bản nợ ban hành là 21/453 văn bản quy định chi tiết 8 luật đã có hiệu lực. Ngoài ra, trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang Bộ còn có nhiệmvụ phải xây dựng và ban hành 102 văn bản quy định chi tiết 17 luật chuẩn bị có hiệu lực.
Với con số trên, theo đồng chí Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ CVĐCVXDPL thì hiện nay văn bản nợ đọng là không nhiều. Tuy nhiên, nếu các bộ, ngành không có giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản ngay thì trong thời gian tới với 102 văn bản quy định chi tiết 17 luật chuẩn bị có hiệu lực, rất có thể xảy ra tình trạng “
báo động” tình trạng nợ đọng. Do vậy, đồng chí Hồng Tuyến mong rằng, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ tập trung thảo luận và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này.Trên cơ sở đó, ngoài việc chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, các đại biểu đã tập trung sâu vào việc thảo luận các giải pháp khắc phục tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết. Nhiều giải pháp đã được các đại biểu nêu ra như: Cần nâng cao công tác đôn đốc, giám sát, kiểm tra văn bản; Xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để xây dựng văn bản; Đưa công tác xây dựng văn bản vào tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của cán bộ, công chức, viên chức; Nâng cao tinh thầnh, trách nhiệm và là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng; Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác xây dựng luật pháp, giúp cho các bộ, ngành tăng cường tính chuyên nghiệp hóa trong công tác xây dựng văn bản pháp luật,…
Khẳng định giải pháp cốt lõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc nợ ban hành văn bản quy định chi tiết đó là “
lòng quyết tâm”, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh rằng, quyết tâm cao thì sẽ giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng. Do đó, trong năm 2020, các Bộ, ban, ngành cần “
nghiêm túc” khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, đồng thời nhấn mạnh một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trong quá trình soạn thảo các dự án, dự thảo luật, pháp lệnh cần đồng thời chuẩn bị các văn bảnquy định chi tiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để trình kèm theo khi trình dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bám sát những nội dung dự kiến giao quy định chi tiết. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan ngang bộ (không phải là cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết) về dự kiến nội dung giao quy định chi tiết.
|
|
Thứ hai: Trong quá trình đề xuất văn bản quy định chi tiết: Ngay sau khi Quốc hội thông qua luật, nghị quyết, các bộ, cơ quan ngang bộ phải gửi đề xuất các văn bản quy định chi tiết cho Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với văn phòng Chính phủ xây dựng dự thảo Quyết định về danh mục và phân công các cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thứ ba: Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết: tăng cường theo dõi, đôn đốc kiểm tra tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết; Cử cán bộ phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng luật, pháp lệnh; Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực hiện nghiêm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, dự kiến hợp lý thời điểm bắt đầu có hiệu lực của luật, pháp lệnh để có đủ thời gian cho việc ban hành văn bản quy định chi tiết, tiếp tục thực hiện nguyên tắc ban hành một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung được giao; Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành…
Thùy Dung – Trung tâm Thông tin