Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19
19/11/2021
Sáng ngày 19/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Thanh Tú, Phó Trưởng ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 chủ trì Diễn đàn. Tham dự Diễn đàn còn có một số đại biểu dự họp trực tiếp và 82 đại biểu dự họp thông qua hình thức trực tuyến.
Hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu liên quan đến CMCN lần thứ tư
12/11/2021
Ngày 11 – 12/11/2021, Bộ Tư pháp (được sự hỗ trợ của Tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF) và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về rà soát, hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề có liên quan đến Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Hội thảo do bà Nguyễn Chi Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp; ông Michael Siegner, Trưởng đại diện tổ chức HSF tại Việt Nam và ông Tarek Hassan, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số GIZ chủ trì.
Nhà xuất bản Tư pháp được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận Nhà xuất bản quốc gia có uy tín
12/11/2021
Ngày 08/11/2021, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN. Theo đó, bên cạnh Nhà xuất bản thuộc 500 trường đại học xếp hạng theo QS Rankings hàng năm thì Nhà xuất bản Tư pháp cùng với 05 nhà xuất bản khác (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật; Khoa học xã hội; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Thành phố Hồ Chí Minh; Công an nhân dân) được công nhận là các nhà xuất bản quốc gia có uy tín.
Phóng sự “Thu hồi tài sản – Điểm sáng của Ngành Tư pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng”
11/11/2021
Thực tiễn đã chứng minh, trong thời gian gần đây, người dân đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, thu hồi tài sản tham nhũng nói riêng, trong đó, việc phát huy vai trò giám sát của quần chúng nhân dân, động viên quần chúng nhân dân tố giác hành vi tham nhũng là một trong những biện pháp hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để người dân thực hiện tốt hơn quyền giám sát của mình đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật đóng vai trò rất quan trọng.
Hướng dẫn kỹ thuật về quy trình giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS
10/11/2021
Ngày 09/11, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đóng góp tài chính từ UNICEF và UNDP, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo “Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quy trình giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự”. Tham dự và chủ trì Hội thảo có bà Lê Thị Vân Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. Về phía UNICEF có bà Nguyễn Thanh Trúc - Chuyên gia Bảo vệ trẻ em của UNICEF Việt Nam.
Toạ đàm: Phòng, chống tham nhũng và ý thức trách nhiệm của cộng đồng
10/11/2021
Thực tiễn đã chứng minh, trong thời gian gần đây, người dân đóng vai trò quan trọng trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, đặc biệt trong tố giác tài sản bất minh và sai phạm trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Nhân dân ở khắp mọi nơi và vó thể ví nhân dân như “phên dậu”, “tai mắt” trong công cuộc phòng chống tham nhũng. Và để cho đôi tai ấy được thính nhạy hơn, đôi mắt ấy được tinh tường hơn, nhân dân cần được phổ biến rộng rãi, sâu sắc về pháp luật để họ hiểu hơn những gì mắt thấy, tai nghe.