Tiếp tục tập trung cải cách thể chế để tăng cường cải cách hành chính 12/07/2021

Trong bộ Chỉ số Cải cách hành chính hàng năm thì chỉ số về cải cách thể chế luôn được xác định là nhóm chỉ số quan trọng nhất. Điều này phù hợp với quan điểm của Đảng, Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và công tác cải cách thể chế là một trong những trọng tâm thực hiện cải cách hành chính.

Kịp thời hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ 10/07/2021

Ngày 21/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg). Để việc triển khai thực hiện Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg được kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Bộ Tư pháp đã ban hành các công văn hướng dẫn các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg (Công văn số 2231/BTP-PBGDPL ngày 08/7/2021, Công văn số 2232/BTP-PBGDPL ngày 08/7/2021).

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm: 20 năm - Dấu ấn một chặng đường 09/07/2021

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trải qua 20 năm (2001-2021) hình thành và phát triển, đã lớn mạnh không ngừng, đi cùng với những đổi thay của Bộ, ngành Tư pháp cũng như của đất nước, góp phần tạo nên sức sống mới đầy năng động, sáng tạo, tích cực trong thành công chung của Bộ, ngành Tư pháp.

Nhà xuất bản Tư pháp: Tiếp tục thực hiện hiệu quả, toàn diện “mục tiêu kép” trong công tác xuất bản 09/07/2021

Sáng ngày 08/7/2021, Nhà xuất bản Tư pháp đã tổ chức Hội nghị rà soát, đánh giá tình hình công tác Quý II và 06 tháng đầu năm 2021 của đơn vị. Tham dự Hội nghị có tập thể Ban Lãnh đạo, toàn thể viên chức, người lao động của Nhà xuất bản Tư pháp.

Đoàn công tác Trường Đại học Luật Hà Nội lên đường làm nhiệm vụ tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 05/07/2021

Từ 5h30 sáng ngày 05/07/2021, 70 cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã lên đường làm nhiệm vụ thanh tra coi thi, chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Hội đồng thi tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Đắk Lắk.Trước bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Nhà trường đã thực hiện nhiều phương án nhằm đảm bảo an toàn cho thành viên trong đoàn.

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP.Hồ Chí Minh: Cải cách hành chính từ những việc nhỏ nhất 30/06/2021

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đăng ký biện pháp bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển), trong suốt gần 20 năm qua, tập thể Lãnh đạo Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm số 2) luôn trăn trở để tìm tòi, áp dụng nhiều giải pháp, sáng kiến trong thực tiễn hoạt động đăng ký để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này với phương châm “Không để người dân, doanh nghiệp chờ lâu”.

Họp Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm 29/06/2021

Chiều ngày 25/6/2021, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tổ chức họp Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm (sau đây gọi là dự thảo Nghị định) để cho ý kiến về kết cấu, phạm vi điều chỉnh và một số nội dung cơ bản trong đăng ký biện pháp bảo đảm. Cuộc họp do ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Cục trưởng, Tổ trưởng Tổ Biên tập xây dựng dự thảo Nghị định chủ trì, bà Nguyễn Thị Thu Hằng Phó Cục trưởng, Tổ phó Tổ biên tập; thành viên Tổ biên tập là đại diện Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam), Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Sở Tư pháp Hà Nội, một số đơn vị thuộc Bộ (Vụ PLDSKT, Tổng cục THADS, Cục BTTP, Cục KTVBQPPL, Cục CNTT, Văn phòng Bộ), đại diện Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện…

Tự hào tuổi 20 của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm 25/06/2021

Thế hệ trẻ của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Cục Đăng ký) vinh dự, tự hào được kế thừa thành quả, tiếp thu những truyền thống quý báu trong chặng đường xây và và phát triển Cục Đăng ký suốt 20 năm qua.

Lợi ích của đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản và giải pháp hoàn thiện 25/06/2021

Trong nền kinh tế thị trường nói chung và đăng ký biện pháp bảo đảm nói riêng, việc công khai, minh bạch tình trạng pháp lý của tài sản giúp cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin tin cậy để tra cứu trước khi xem xét, quyết định giao kết hợp đồng, đầu tư, cho vay vốn là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm làm một trong những công cụ hữu hiệu để công khai hóa thông tin về tài sản bảo đảm; xác lập hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của các bên cùng nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm; giúp bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch dân sự, kinh tế; tăng cường khả năng, cơ hội tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp; góp phần huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giảm gần 05 tỷ đồng cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản 25/06/2021

Thực hiện Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 129/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19