Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố theo khuyến nghị của FATF

07/10/2024
Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố theo khuyến nghị của FATF
Trong khuôn khổ Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền giai đoạn 2022-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp CHLB Đức, theo Kế hoạch hoạt động năm 2024, thuộc khuôn khổ Chương trình thỏa thuận hợp tác năm 2024, Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính) và Viện Konrad Adenauer (Viện KAS) đã phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề “Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố theo khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF)” trong 01 ngày (ngày 20/9/2024) tại Hà Nội.
Tại buổi Hội thảo, các báo cáo viên đã tập trung trao đổi về các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Phòng, chống rửa tiền 2022; Luật Phòng, chống khủng bố 2013; Nghị định 81/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2019 về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và thực trạng công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các hành vi nêu trên.
Tham dự Hội thảo có các cán bộ thực thi pháp luật là đại diện một số cơ quan trung ương, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội Vụ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Thanh tra Bộ). Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của các cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương, bao gồm đại diện cơ quan điều tra, tòa án, kiểm sát, hải quan, thi hành án dân sự, Ban nội chính tỉnh ủy, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố như Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hưng Yên, Tuyên Quang, Nghệ An, Lai Châu, Sơn La và của một số ngân hàng thương mại và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, như HSBC, Vietcombank, VP Bank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, Agribank, Ngân hàng quân đội.
 

 

Bên cạnh các tham luận đến từ các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam, Hội thảo còn có bài chia sẻ của chuyên gia quốc tế có nội dung “Kinh nghiệm của CHLB Đức nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và thực thi pháp luật liên quan đến tội rửa tiền, tội phạm khủng bố, tài trợ khủng bố” (qua hình thức trực tuyến).