Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập Luật Đăng ký giao dịch bảo đảmSáng ngày 22/02/2008, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Tổ biên tập để xin ý kiến về một số nội dung chủ yếu của dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm. Tham dự cuộc họp có đại diện Ban Xây dựng pháp luật (Văn phòng Chính phủ), Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước), Vụ Pháp chế, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Vụ Tổ chức, bộ máy, biên chế (Bộ Nội vụ), Viện Khoa học pháp lý, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) là thành viên Tổ biên tập.Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung phân tích, cho ý kiến về một số nội dung chủ yếu của dự thảo Luật, đó là: (i) khái niệm về đăng ký giao dịch bảo đảm; (ii) phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; (iii) phạm vi đối tượng đăng ký; (iv) thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký và (v) mô hình tổ chức của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.Qua thảo luận, đa số các đại biểu đều nhất trí xây dựng Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm thành đạo luật điều chỉnh tập trung, thống nhất các nội dung liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả các loại tài sản (tàu bay, tàu biển, bất động sản và các động sản khác). Đồng thời, ngoài những giao dịch bảo đảm theo nghĩa truyền thống được quy định tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật dân sự thì đối tượng đăng ký còn bao gồm các giao dịch, quyền khác (ví dụ: hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ). Việc mở rộng phạm vi đối tượng đăng ký có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu công khai hoá và minh bạch hoá các lợi ích bảo đảm bằng tài sản, tăng cường an toàn pháp lý cho các giao dịch và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin. Về mô hình tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký, đa số các đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để lựa chọn mô hình cơ quan đăng ký đơn giản, thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Về thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký, có ý kiến đề nghị xác định thời điểm việc đăng ký giao dịch bảo đảm bắt đầu có hiệu lực là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm có thể được tra cứu trong Cơ sở dữ liệu các giao dịch bảo đảm hoặc Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai thì đề nghị giữ nguyên như hiện nay, đó là việc đăng ký giao dịch bảo đảm bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ. Ngoài ra, các đại biểu đề nghị, trong thời gian tới, nhóm thường trực của Tổ biên tập cần tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể, rõ ràng hơn về chức danh Đăng ký viên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Đăng ký viên và cơ quan đăng ký, cũng như một số thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong dự thảo Luật. Theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khoá XII thì dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ được trình Quốc hội khoá XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư (tháng 10 năm 2008). Với mục đích bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong hoạt động tín dụng - thương mại và bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, thiết chế về đăng ký giao dịch bảo đảm cần được củng cố và hoàn thiện thông qua việc xây dựng dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm.Hồ Quang Huy - Cục Đăng ký QGGDBĐ
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm
22/02/2008
Sáng ngày 22/02/2008, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Tổ biên tập để xin ý kiến về một số nội dung chủ yếu của dự thảo Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm. Tham dự cuộc họp có đại diện Ban Xây dựng pháp luật (Văn phòng Chính phủ), Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước), Vụ Pháp chế, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Vụ Tổ chức, bộ máy, biên chế (Bộ Nội vụ), Viện Khoa học pháp lý, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) là thành viên Tổ biên tập.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung phân tích, cho ý kiến về một số nội dung chủ yếu của dự thảo Luật, đó là: (i) khái niệm về đăng ký giao dịch bảo đảm; (ii) phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; (iii) phạm vi đối tượng đăng ký; (iv) thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký và (v) mô hình tổ chức của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.Qua thảo luận, đa số các đại biểu đều nhất trí xây dựng Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm thành đạo luật điều chỉnh tập trung, thống nhất các nội dung liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả các loại tài sản (tàu bay, tàu biển, bất động sản và các động sản khác). Đồng thời, ngoài những giao dịch bảo đảm theo nghĩa truyền thống được quy định tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật dân sự thì đối tượng đăng ký còn bao gồm các giao dịch, quyền khác (ví dụ: hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ). Việc mở rộng phạm vi đối tượng đăng ký có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu công khai hoá và minh bạch hoá các lợi ích bảo đảm bằng tài sản, tăng cường an toàn pháp lý cho các giao dịch và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin. Về mô hình tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký, đa số các đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để lựa chọn mô hình cơ quan đăng ký đơn giản, thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Về thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký, có ý kiến đề nghị xác định thời điểm việc đăng ký giao dịch bảo đảm bắt đầu có hiệu lực là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm có thể được tra cứu trong Cơ sở dữ liệu các giao dịch bảo đảm hoặc Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai thì đề nghị giữ nguyên như hiện nay, đó là việc đăng ký giao dịch bảo đảm bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ. Ngoài ra, các đại biểu đề nghị, trong thời gian tới, nhóm thường trực của Tổ biên tập cần tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể, rõ ràng hơn về chức danh Đăng ký viên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Đăng ký viên và cơ quan đăng ký, cũng như một số thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong dự thảo Luật. Theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khoá XII thì dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ được trình Quốc hội khoá XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư (tháng 10 năm 2008). Với mục đích bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong hoạt động tín dụng - thương mại và bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, thiết chế về đăng ký giao dịch bảo đảm cần được củng cố và hoàn thiện thông qua việc xây dựng dự án Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hồ Quang Huy - Cục Đăng ký QGGDBĐ