Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia, phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, ngày 10/11/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký a href="http://vbdh.moj.gov.vn/dldieuhanh.nsf/str/DE4512107669E08A4725766D0028819A?OpenDocument" Quyết định số 3218/QĐ-BTP/a ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng của Bộ Tư pháp đến năm 2020 giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011
Việc ban hành kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội và cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng; Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo sự chuyển biến trong công tác phòng, chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, trước hết là ở các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, quyền lợi của công dân và doanh nghiệp để củng cố lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; phát hiện và xử lý tham nhũng kịp thời, tiến tới kiểm soát tham nhũng một cách có hiệu quả; hoàn thiện thể chế và các quy định liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; hạn chế tối đa điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các văn bản áp dụng các chính sách, pháp luật; xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Những nội dung chính của Kế hoạch là, Bộ sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành nội dung chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đồng thời chủ động đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trong đó, tập trung thực hiện 05 nhóm giải pháp của chiến lược phòng, chống tham nhũng là: tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách xây dựng và thực hiện pháp luật; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện các thể chế pháp lý tạo cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong phát hiện, xử lý tham nhũng; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
Trong các nhóm giải pháp trên, Bộ Tư pháp đặc biệt chú trọng thực hiện nhóm giải pháp tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện, xử lý tham nhũng và cụ thể hoá một số nội dung cụ thể của Chiến lược trong Bảng phân công nhiệm vụ thuộc Kế hoạch để các đơn vị thuộc Bộ thực hiện.
Việc tổ chức thực hiện giai đoạn I của Kế hoạch này, Bộ Tư pháp chỉ đạo: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Trưởng Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai thực hiện Kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể theo Bảng phân công kèm theo, định kỳ hàng quý, một năm và cuối mỗi giai đoạn thực hiện Kế hoạch, gửi báo cáo tình tình, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này cho Bộ Tư pháp (qua Thanh tra Bộ) để theo dõi, chỉ đạo; Các đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược; trong đó Thanh tra Bộ, Cục Thi hành án dân sự (nay là Tổng cuc Thi hành án dân sự), Vụ Pháp luật Hình sự, hành chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật là những đơn vị làm điểm để chỉ đạo, kiểm tra rút kinh nghiệm để chỉ đạo đơn vị liên quan và các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. Đến cuối năm 2011, sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện giai đoạn I của Kế hoạch; bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu của Chiến lược ở giai đoạn tiếp theo.
Thanh tra Bộ