Bộ Tư pháp: Thành lập trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột

24/07/2009
Ngày 23/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký a href="http://www.moj.gov.vn/webfile/download.php?sub_dir=/TrungDung/QD_Bo/2009/&file=QD1807.doc"Quyết định số 1807/QĐ-BTP/a về việc phê duyệt Đề án thành lập trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột (tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), theo loại hình trường công lập và a href="http://www.moj.gov.vn/webfile/download.php?sub_dir=/TrungDung/QD_Bo/2009/&file=QD1808.doc"Quyết định 1808/QĐ-BTP/a về việc thành lập trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột.

Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột được thành lập nhằm đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp luật đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu chất lượng cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Yêu cầu đào tạo của trường theo Quyết định số 1808 là đào tạo trung cấp luật có trình độ hiểu biết pháp luật cơ bản và thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp theo từng chức trách đảm nhiệm đó với công chức tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn, một số chức danh cán bộ cơ quan Tư pháp, thi hành án và cán bộ chính quyền cơ sở…

Trường dự kiến sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên vào tháng 11-12/2009 trong phạm vi cả nước, trong đó chủ yếu tuyển sinh cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với các đối tượng: học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở dành cho con em người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (vừa học bổ túc văn hóa, vừa học chuyên môn luật với thời gian đào tạo 3 năm); học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (học chuyên môn luật với thời gian đào tạo 2 năm); đối tượng đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên (được ưu tiên lựa chọn đào tạo và vừa học chuyên môn luật với thời gian là 2 năm). Riêng học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ thực hiện chế độ cử tuyển theo Quy chế đào tạo cử tuyển của Bộ GD&ĐT. Thời gian đầu, trường chú trọng đào tạo đối với các đối tượng được địa phương cử đi học và đồng ý tiếp nhận sau khi đối tượng đó kết thúc chương trình đào tạo trung cấp luật.

Trường sẽ đào tạo theo các hình thức: chính qui (là chủ yếu), vừa làm vừa học (áp dụng đối với cán bộ tư pháp - hộ tịch đã được tuyển dụng), liên kết, liên thông đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ./.

Huy Anh