Đánh giá về trường hợp các hiệp hội đứng sau tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp

Thực tiễn một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cơ quan cạnh tranh xem xét, xử lý cho thấy, không ít trường hợp hiệp hội là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều vụ việc, hiệp hội còn ban hành các quyết định, các nghị quyết về giá cả, sản lượng... trên thị trường để doanh nghiệp thành viên thực hiện. Tuy nhiên, các hành vi nêu trên của hiệp hội lại chưa được điều chỉnh trong các quy định hiện hành. Vậy, thực trạng này được nhìn nhận như thế nào? Đâu là vấn đề cần xem xét, điều chỉnh để kiểm soát và hạn chế hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với TS. Luật sư Nguyễn Tiến Lập – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Câu hỏi:
a.    Thưa Ông, thực tiễn xem xét, xử lý một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh nhận thấy, không ít các hiệp hội là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
-    Trường hợp hiệp hội vô tình hoặc cố ý vi phạm cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã có trên thị trường. Đấy là hiện tượng tự nhiên trong đời sống kinh doanh, đó là sự vận động, sự liên kết trong một tổ chức của các DN thế nên chúng ta có thể kiểm soát nó nhưng không ngăn cản được nó.
-    Chức năng của Hiệp hội là hỗ trợ các DN, mục đích chung là muốn các DN trong hiệp hội được đảm bảo lợi ích. Tuy nhiên, lợi ích của người tiêu dùng và thị trường thì nhiều hiệp hội chưa ý thức được điều này.
-    Nguyên nhân là, chúng ta chưa có Luật về Hội, chúng ta mới chỉ có Nghị định 45 về hội nhưng chung.
-    Chúng ta chưa vội lên án các hiệp hội khi chúng ta chưa kiện toàn được khung pháp lý và năng lực thực thi chưa cao.
-    So sánh vai trò hiệp hội của các hiệp hội nước ngoài với các hiệp hội trong nước -> điều quan trọng là hiệp  hội không được vi phạm cạnh tranh của thị trường đó.
b.    Vậy, về việc điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi, Ông còn đề xuất, kiến nghị gì?

-    Hoan nghênh các sửa đổi bổ sung mới về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Dự thảo Luật, ví dụ đa dạng hóa hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thị trường liên quan…
-    Tuy nhiên, có một vấn đề liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào VN, họ trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam, từ TW đến địa phương để có được những điều kiện nhất định. Và trong những trường hợp nhất định, Chính phủ Việt Nam cũng dành cho họ những ưu đãi hoặc điều kiện nhất định... -> Đây là vấn đề chúng ta không thể bỏ qua trong việc xem xét điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dưới góc độ làm chính sách.
-    Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, vẫn còn nhiều nội dung cần làm rõ, và trên thực tế vẫn còn nhiều hành vi phản cạnh tranh, thế nhưng, chúng ta vẫn kỳ vọng về một Dự thảo hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới. Đây cũng chính là cơ hội để sửa đổi các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phù hợp với thị trường.  
Trần Minh Sơn - Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế
 


Các tin khác