Các doanh nghiệp ngành Ô tô nước ta cần chuẩn bị những gì trước lộ trình thuế về 0%

Ngay tư đầu năm nay, khi mức thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm về 30%, thì chỉ 4 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam đạt 33.404 chiếc, tương đương kim ngạch 663,12 triệu USD, tăng 15,6% về lượng với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 54% là xe từ các nước ASEAN, cụ thể là Indonesia và Thái Lan. Đây là con số tăng cao trong nhiều năm trở lại đây. Vậy thì khi mức thuế nhập khẩu ô tô ở thị trường Asean chỉ là 0% vào năm 2018, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành ô tô nước ta sẽ đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là khó cạnh tranh với xe nhập ngoại. Vậy các doanh nghiệp ngành Ô tô nước ta cần chuẩn bị những gì trước lộ trình thuế về 0%? Và liệu chúng ta có cần đánh thuế tự vệ để hỗ trợ sản xuất trong nước?

    Phóng viên: Vâng thưa Bà, Bà có nhận định như thế nào về phát triển của Ngành ô tô thời gian qua?
    Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Chiến lược Chính sách, Bộ công thương: Ngay từ cuối năm 90, Việt nam chưa thực sự có một ngành ô tô, chỉ đến năm 2000 thì lúc đó chúng ta mới có một con số thống kê số dn là hơn 100 doanh nghiệp. Cho đến năm 2015 số doanh nghiệp đã tăng lên hơn 400DN. Và nếu nhìn hơn nữa vào phát triển của ngành ô tô đóng góp vào kinh tế Việt nam thì chúng ta thấy xuất khẩu của phụ tùng, linh kiện ô tô đạt trên 3 tỷ USD/năm trong những năm gần đây. Chứng tỏ là có phát triển. Thứ 2 là đóng góp vào cho ngân sách nhà nước trên 1- 2 tỷ USD. Và công nghiệp ô tô Việt nam mặc dù phát triển sau các nước ASEAN, như Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia từ 10-30 năm, nhưng cho đến nay quy mô thị trường của Việt nam gần bằng Philippin, sản xuất và lắp ráp vượt trên Philippin. Như vậy là nếu đặt Việt nam trong khu vực thì rõ ràng, ngành ô tôt của chúng ta có phát triển.
    Phóng viên: Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành ô tô trong nước được bảo hộ bao năm nay, nhưng sự phát triển chưa được như kỳ vọng. Còn ý kiến của Bà như thế nào về vấn đề này?
    Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Chiến lược Chính sách, Bộ công thương: Ngành ô tô được bảo hộ để phát triển thì đúng. Ngành ô tô được bảo hộ bởi mức thuế nhập khẩu rất cao. Nhưng bảo hộ như thế, phải tạo điều kiện để họ tận dụng được cơ hội được  bảo hộ, tức là phải để cho các doanh nghiệp ô tô có thị trường để phát triển. Nhưng chúng ta bảo hộ , xong ở trong nước chúng ta lại dùng nhiều chính sách thuế để ngăn không cho ngành ô tô phát triển. Nếu mình so sánh với các nước trong khu vực thấy rất là rõ. Ví dụ, Thái Lan bảo hộ 40 năm, chứ không phải 10 hay 15 năm như Việt nam. Nhưng người ta bảo hộ như vậy, nhưng trong nước họ dùng nhiều chính sách để ngành ô tô phát triển. Người ta vẫn áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, đối với ngành ô tô nói chung, nhưng người ta chọn ra một ngành để giảm thuế và giảm hẳn mức thuế xuống.Mức thuế tiêu thụ đặc biệt trung bình của Thái Lan là 50%,nhưng mức thuế để tạo cơ hội cho dòng xe phát triển chỉ là 3%. Các bạn thấy một mức thuế chênh lẹch quá lớn giữa 50% và 3%. Trong khi Việt nam, bảo hộ nhưng áp thuế tiêu thụ đặc biệt, và dùng một loạt biện pháp để cho ngành ô tô không phát triển.
    Phóng viên: Vậy đứng trước năm 2018 khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASean về 0%, chắc chắn các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước sẽ đứng trước nhiều khó khăn đúng không thưa Bà?

    Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Chiến lược Chính sách, Bộ công thương: Thứ nhất họ phải đối diện với cạnh tranh, đó là điều đương nhiên. Bản thân doanh nghiệp họ phải cắt ganh được giảm giá thành xe để cạnh tranh được với giá xe nhập khẩu, và họ sẽ tập trung vào những dòng xe chủ lực, tức là các dòng xe họ đang có lợi thế ở thị trường Việt nam để tăng quy mô, hoặc là họ phải chấp nhận để giảm bớt lợi nhuận để có thể giảm giá thành xe bán ra. Tuy nhiên thì bản thân daonh nghiệp họ cũng nhận thấy đấy là cơ hội, chứ hoàn toàn không phải chỉ là thách thức, bởi khi giảm thuế, họ cũng có thể xuất khẩu sang các nước ASEAN.
    Phóng viên: Vâng thưa Ông, ông dự đoán như thế nào về chiến lược phát triển của các doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô trong nước, trước thềm năm 2018 khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ thị trường Asean về 0%?
    
Ông Phạm Thành Lê Phó Tổng biên tập Tạp chí Xedoisong.vn: Khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASean về 0%, thì lượng xe nhập khẩu sẽ tăng lên rất nhiều, chúng ta đang thấy nhiều dòng xe đang lắp ráp trong nước, có dòng xe bán cả 1000 chiếc mỗi tháng, một năm bán trên dưới 15.000 xe, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu khi cân nhắc bài toán về mặt lợi ích như thế nào để có lợi hơn. Lợi không phải chỉ là bán cái xe ngay tại chỗ, mà có lợi ở chỗ nếu đầu tư một dây truyền sản xuất lắp ráp mới cho mẫu xe mới thì họ cũng cần một khoàng thời gian nhất định, 5 năm 10 năm để có thể hoàn lại chi phí đầu tư, đào tạo nhân sự, tuyển mới nhân sự, đầu tư về cơ sở hạ tầng.
    Phóng viên: Theo Ông, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước sẽ gặp những thách thức gì?
    Ông Phạm Thành Lê Phó Tổng biên tập Tạp chí Xedoisong.vn: Đứng trước năm 2018 họ phải cân nhắc là nhập khẩu xe về bán hay lắp ráp trong nước. Nếu muốn sản xuất họ gặp phải những khó khăn sau: Thứ nhất là hệ thống vệ tinh công nghiệp hỗ trợ không có khiến cho giá xe không thể giảm xuống được, thứ 2 là gặp khó khăn về nhân lực sản xuất có tay nghề cao, mà khi không có nhân lực, chi phí sản xuất của họ không cao. Chi phí sản xuất đã cao hơn nước ngoài thì giá xe sẽ cao hơn và kể cả lúc đó chúng ta chọn hàng rào mềm, ngăn chặn xe nhập khẩu vào thị trường trong nước từ nước ngoài, thì chúng ta cũng không thể xuất khẩu chiếc xe trong nước ra nước ngoài. Thứ 3 chúng ta gặp khó khăn về thể chế, không hỗ trợ đủ mạnh để các doanh nghiệp tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất. Chúng ta gặp khó khăn về chính sách, mặc dù chính sách của chúng từ trước đến nay hỗ trợ các doanh nghiệp FDI, và bảo hộ thuế rất nhiều, nhưng chúng ta lại đang có mâu thuẫn là ngành sản xuất ô to là chủ lực, hay chiếc ô tô là sản phẩm hạn chế  tiêu thụ, nên chính sách thuế từ trước đến nay không nhất quán, thay đổi theo từng năm, thì rõ ràng, những doanh nghiệp nào muốn đầu tư nghiêm túc họ cũng khó lập kế hoạch lâu dài. Vì mỗi một dây truyền sản xuất họ chi phí đều từ trên 10 triệu USD.
    Phóng viên: Vậy theo Ông giải pháp gì cần thiết để hỗ trợ ngành ô tô trong nước phát triển?
    Ông Phạm Thành Lê Phó Tổng biên tập Tạp chí Xedoisong.vn: Chúng ta tạo ra một thị trường đủ lớn để các doanh nghiệp phát triển, và khi các doanh nghiệp phát triển, họ sẽ biết cách duy trì các phân khúc thị trường, làm thế nào để giảm giá xe. KHông còn cách nào khác họ sẽ phải tìm cách sản xuất, đầu tư đào tạo  nhân lực, cải tiến dây truyền, đầu tư tại chỗ, mở rộng hệ thống vệ tinh hỗ trợ công nghiệp hỗ trợ, để làm sao xe của họ sản xuất ra sẽ kết hợp được các yếu tố, giá rẻ nhất, có chất lượng tốt nhất.
    Quý bạn đọc có thể trực tiếp theo dõi Bản tin "Kinh doanh và pháp luật" được phát sóng trên kênh VOV2 và VTV2 qua đường link: www.kinhdoanhvaphapluat.com


Trâm Anh


Các tin khác