Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Cổng thông tin điện tử
Trang chủ
Đăng nhập
TIN HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ BỘ NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 585
VĂN BẢN
GIỚI THIỆU VĂN BẢN CHÍNH SÁCH
ĐIỀU ƯỚC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT KINH DOANH
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
DIỄN ĐÀN
Thực trạng khuyến mại vượt trần và đánh giá về quy định pháp luật giới hạn mức tối đa khuyến mại
Đến mùa cao điểm mua sắm, các trung tâm thương mại, các siêu thị điện máy, các cửa hàng thời trang hay thực phẩm lại nở rộ các chương trình khuyến mại lớn. Để thu hút người tiêu dùng, rất nhiều hình thức khuyến mại đã được đưa ra. Với những chương trình khuyến mại như thế này, không ít doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã vượt ngoài khung về hạn mức khuyến mại bởi theo quy định hiện hành, hạn mức khuyến mãi, giảm giá tối đa mà doanh nghiệp được áp dụng cho từng sản phẩm, dịch vụ cũng như tổng giá trị trong một chương trình không được vượt quá 50%. Vậy, thực trạng khuyến mại trên thị trường hiện nay như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 37 năm 2006 về hoạt động xúc tiến thương mại đang được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến, tuy không xóa trần khuyến mãi nhưng cơ quan soạn thảo cho phép trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mãi tập trung như tuần khuyến mãi, tháng khuyến mãi, mùa khuyến mãi, ngày lễ khuyến mãi... mức khuyến mãi áp dụng cho từng sản phẩm, dịch vụ cũng như tổng chương trình có thể lên đến 70%. Quy định này liệu đã đáp ứng yêu cầu của thực tiễn? Trần khuyến mãi là câu chuyện đã được nhắc đến trong nhiều năm qua. Sau khi trần quảng cáo 15% được dỡ bỏ, Bộ Công Thương đã đề xuất cho phép doanh nghiệp bỏ áp dụng trần khuyến mãi trong các dịp như tháng khuyến mãi, mùa mua sắm cuối năm; trong khuôn khổ các hội chợ, triển lãm cũng như các đợt thanh lý hàng tồn hoặc thanh lý khi DN ngừng hoạt động… Vậy, thực trạng khuyến mại hiện nay như thế nào? Các quốc gia phát triển điều chỉnh vấn đề này như thế nào? Xung quang vấn đề này mời các bạn theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên và các chuyên gia gồm TS. Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, Ông Vũ Vinh Phú – Chuyên gia bán lẻ, Ông Nguyễn Tiến Long – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Taxi Hà Nội.
Phóng viên hỏi:
Thưa Bà, theo quan sát của Bà, Bà đánh giá như thế nào về thực trạng thực hiện hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp trong thời gian qua?
Trả lời:
Hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp trong thời gian qua tương đối phổ biến, đặc biệt là các DN nhỏ thường vi phạm. Bên canh đó còn khía cạnh chất lượng khuyến mại, hàng hóa khuyến mại như thế nào, có đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng hay không, và hiện tượng khuyến mại ảo, khuyến mại giả, ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp.
Nguyên nhân: Vấn đề vượt trần do chủ quan của DN + khách quan là do cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều DN vi phạm quy định. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, ở địa phương là các Sở Công Thương, cơ quan quản lý thị trường phải làm tốt công tác quản lý ngay từ khi bắt đầu các chương trình khuyến mại…v
Phóng viên hỏi: Có ý kiến cho rằng, hiện nay, quy định pháp luật về hạn mức tối đa dùng để khuyến mại không quá 50% đang là rào cản đối với không ít doanh nghiệp. Bà nghĩ sao, thưa Bà?
Trả lời: Trước đây là 15% , sau này là 50% đây cũng là một sự thay đổi tiến bộ
.
Ở các quốc gia, họ cho phép giảm giá đến 90% -> Chúng ta nên điều chỉnh để các DN tự do khuyến mại. Bởi lẽ, giới hạn này vô hình chung kìm hãm doanh nghiệp, nhất là DN trong lĩnh vực bán lẻ. Ví dụ, muốn giải phóng hàng nhưng vì vướng quy định nên DN không thể giảm giá sâu, nếu muốn thì lại vi phạm quy định pháp luật
- Quy mô khuyến mại không chỉ cho khách Việt Nam mà còn là khuyến mại cho khách du lịch quốc tế, như vậy phát triển khuyến mại sẽ thu hút khách hàng.
- Nhà nước phải tính toán làm thế nào để DN có điều kiện giảm giá, xả hàng, quay vòng vốn để tăng hiệu quả kinh doanh…
Phóng viên hỏi: Thưa Ông Vũ Vinh Phú, tuy không xóa trần khuyến mãi như mong muốn của không ít doanh nghiệp nhưng cơ quan soạn thảo cho phép trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mãi tập trung thì mức khuyến mãi có thể lên đến 70%. Ông đánh giá như thế nào về quy định này?
Trả lời
: Chưa phải là tuyệt đối nhưng với 70% với các chương trình khuyến mại tập trung nhưng đã cởi trói được một phần cho DN dẫn đến hàng hóa vận động hơn, hiệu quả hơn, thông thoáng hơn.
- Nhu cầu về thay đổi mẫu mã, thu hồi vốn sẽ đạt được.
- Lưu ý, các cơ quan quản lý phải làm tốt công tác này, 50% hay 70 đều phải quản lý, và 70% lại càng phải quản lý rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ hơn để loại bỏ các hoạt động khuyến mại giả, khuyến mại ảo…
- Thực tiễn kinh nghiệm theo dõi hoạt động khuyến mại nhiều năm cho thấy, khâu tổng kết, đánh giá của chúng ta kém hiệu quả, lu mờ.
- Không chỉ riêng lĩnh vực vận tải mà các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong ngành bán lẻ, hiện tượng này khá phổ biến -> Các cơ quan Nhà nước cần lưu ý vấn đề này.
Phóng viên hỏi: Vậy, để kiểm soát và khuyến khích hoạt động khuyến mại một cách lành mạnh, theo Ông, giải pháp đặt ra ở đây là gì, theo Ông?
Trả lời:
Phải đăng ký, nhất là đối với DN lớn có khối lượng hàng hóa lớn. Nếu không đăng ký thì kiểm soát như thế nào, quản lý như thế nào?
- Đăng ký rồi, vấn đề còn lại là kiểm soát thực thi là vấn đề quan trọng. Trên cơ sở đăng ký, chúng ta phải đánh giá, tổng kết…
- Vấn đề nâng giá rồi hạ xuống, vấn đề khuyến mại ảo, khuyến mại giả, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thị trường -> Cần kiểm soát mạnh mẽ
- Giao cho các địa phương, Phòng Kinh tế các quận, huyện thực hiện mạnh vấn đề này.
- Tuy nhiên, vấn đề lưu ý là phải thông thoáng, nhanh gọn, tránh gây phiền hà cho các doanh nghiệp.
Phóng viên hỏi: Thưa Ông Nguyễn Tiến Long, theo quan sát của Ông, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng hoạt động khuyến mại cũng như quy định về hạn mức khuyến mại theo quy định pháp luật hiện hành?
Trả lời: Thị trường sôi động thì hoạt động khuyến mại sôi động. Quy định pháp luật về hạn mức tối đa khuyến mại. Không ít doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã vượt ngoài khung về hạn mức khuyến mại bởi theo quy định hiện hành, hạn mức khuyến mãi, giảm giá tối đa mà doanh nghiệp được áp dụng cho từng sản phẩm, dịch vụ cũng như tổng giá trị trong một chương trình không được vượt quá 50%.
- Tính chất: Phổ biến, đa dạng
- Mức độ: Giới hạn 50% nhưng thực tế các DN đưa ra các mức có thể lên tới 70, 80, thậm chí 100%
- Lĩnh vực: Xảy ra hầu hết lĩnh vực
- Về quy định hạn mức khuyến mại tối đa 50% theo pháp luật hiện hành, tôi đồng quan điểm về việc mức trần khuyến mại này trong chừng mực nhất định là gò bó cho DN. Tuy nhiên, theo tôi, để đưa ra con số 50% để quy định cho tất cả ngành nghề là chưa phù hợp.
Phóng viên hỏi: Vậy thì, ở các quốc gia khác quy định như thế nào về mức trần khuyến mại này, thưa Ông?
Trả lời:
Ở Mỹ là quốc gia thông thoáng về tự do thương mại, hay ở EU có tự do hóa thương mại cao nhưng Chính phủ vẫn có sự can thiệp vào giá bán để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng cho DN.
- Về lĩnh vực taxi chẳng hạn, ở indonesia đã đưa ra quy định áp dụng giá trần, giá sàn khác nhau phụ thuộc nhu cầu đi lại và mật độ dân số từng hòn đảo, mức độ chênh lệch trên dưới 40%.
- Một số Quốc gia có quy định hạn mức đều cho phép mức giảm giá hoặc hạn mức khuyến mại lớn hơn 50%. Ví dụ, ở Singapore, các mặt hàng có thể giảm tới 70%. Hay như ở Malaysia, tất cả hàng hóa, dịch vụ đều được giảm giá đến 80%... vv
Phóng viên hỏi: Thưa Ông Nguyễn Tiến Long, liên quan đến quy định hạn mức khuyến mại tối đa 50%,
bên cạnh quan điểm cần dỡ bỏ mức trần khuyến mại 50% thì không ít ý kiến cho rằng, cần thiết phải có quy định về hạn mức tối đa dùng để khuyến mại. Quan điểm của Ông như thế nào?
Trả lời
: Hiện nay, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, việc tham gia của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam ngày càng nhiều. Thực tiễn, không ít DN lớn với tiềm lực kinh tế lớn, đưa ra nhiều mức khuyến mại, giảm giá sâu để chiễm lĩnh thị trường làm ảnh hưởng đến các DN nhỏ. Ví dụ, trong lĩnh vực taxi, thời trang… thực tế đã xảy ra.
Vậy, đặt ra câu hỏi, vai trò của quản lý Nhà nước trong những trường hợp này thể hiện như thế nào trong việc bình ổn thị trường, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh?
Việc giữ lại mức trần khuyến mại cũng là một công cụ của Nhà nước để đảm bảo điều tiết, đảm bảo thị trường công bằng.
Phóng viên hỏi: Vậy, nếu đề xuất một mức trần, Ông sẽ đưa phương án như thế nào, thưa Ông?
Trả lời:
Quan điểm việc áp dụng một mức trần 50, hay 70% đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực là chưa hợp lý. Đề xuất, nên chăng Nhà nước nên phân chia các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ tương ứng với các mức trần khuyến mại khác nhau. Ví dụ, nhóm sản phẩm tiêu dùng khác nhóm sản phẩm công nghiệp, xây dựng; nhóm sản phẩm kê khai giá khác nhóm không phải kê khai giá; nhóm sản phẩm thực thẩm đông lạnh, ăn nhanh…
Tác giả:
Trần.T.M.Nguyệt
In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
Tại sao chúng ta cần hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa? Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay như thế nào
(24/10/2017)
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW, quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm và điều kiện xuất, nhập khẩu phân bón
(23/10/2017)
Đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị Quyết 42 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu
(20/10/2017)
Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài, bãi bỏ danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và chuyển cửa khẩu hàng nhập hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình
(16/10/2017)
Hoạt động đấu giá tài sản ở Việt Nam và giải pháp quản lý các đơn vị, tổ chức đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản 2016
(13/10/2017)
Các doanh nghiệp ngành Ô tô nước ta cần chuẩn bị những gì trước lộ trình thuế về 0%
(09/10/2017)
Điều kiện đầu tư dự án điện mặt trời, điều kiện mới về kinh doanh rượu và cho phép sử dụng tên quốc gia để đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
(09/10/2017)
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đề xuất sửa đổi, thay thế Nghị định 66/2008/NĐ-CP
(06/10/2017)
Khó khăn của doanh nghiệp trong kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và đề xuất, kiến nghị sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP
(29/09/2017)
Bốn biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký, được mua ngoại tệ để kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và không đầu tư quá 20% giá trị tài sản của quỹ hưu trí vào chứng khoán
(28/09/2017)