Những nội dung cơ bản về pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động của doanh nghiệp (Phần 1)

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh . Dù doanh nghiệp thuộc loại hình nào (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân…), gắn với ngành nghề cụ thể nào, là doanh nghiệp xã hội hay doanh nghiệp coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu thì kinh doanh vẫn là hoạt động chủ đạo của doanh nghiệp.

1. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động của doanh nghiệp
tìm hiểu pháp luật xử lý VPHC liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là tìm hiểu các quy định pháp luật về VPHC và xử lý VPHC phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế này. Mà kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi[1] nên các VPHC của doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp, gắn liền với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, được điều chỉnh bởi rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
 
1.1.         Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  1. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
  2. Luật Quản lý thuế năm 2006
  3. Luật An toàn thực phẩm năm 2010
  4. Luật Cạnh tranh năm 2004
  5. Nghị định số 79/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
  6. Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  7. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC.
  8. Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 8 năm 2013 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 10 năm 2015, Văn bản hợp nhất số 4756/VBHN-BLĐTBXH ngày 19 tháng 11 năm 2015).
  9. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 8 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  10. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 5 năm 2016).
  11. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
  12. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt VPHC và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 5 năm 2016).
  13. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt VPHC về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
  14. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2017).
  15. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
  16. Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC về an toàn thực phẩm.
  17. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  18. Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
  19. Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.
  20. Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  21. Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
  22. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 6 năm 2016 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
  23. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  24. Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt VPHC về thuế.
  25. Thông tư số 186/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 05 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí.
  26. Thông tư số 19/2014/TT- BKHCN ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  27. Thông tư số 31/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 07 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.
  28. Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC để sung vào ngân sách nhà nước.
  29. Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  30. Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
  1. Một số quy định cụ thể về VPHC và xử lý VPHC trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, VPHC về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hành vi cụ thể sau:
2.2.1.1. Hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Điều 24)
- Hình thức xử phạt: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác
2.2.1.2. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: (Điều 25)
- Hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày (Khoản 1 Điều 25)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định.
- Hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày (Khoản 2 Điều 25)
+ Hình thức xử phạt: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định.
 -  Hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên (Khoản 3 Điều 25)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định.
2.2.1.3. Vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 26)
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.1.4. Vi phạm quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (Đ 27)
- Các hành vi: Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước không đầy đủ, không chính xác; Có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc không công khai trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; Thực hiện công bố thông tin qua người được ủy quyền công bố thông tin nhưng không gửi thông báo ủy quyền tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Không có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc thay đổi nội dung thông tin đã công bố; Tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn hoặc không gửi thông báo đề nghị hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (Khoản 1 Điều 27)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc bổ sung hoặc sửa đổi nội dung thông tin công bố đối với hành vi công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước không đầy đủ, không chính xác.
ü Buộc báo cáo, thông báo hoặc công khai thông tin theo quy định đối với các hành vi: Có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc không công khai trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; Thực hiện công bố thông tin qua người được ủy quyền công bố thông tin nhưng không gửi thông báo ủy quyền tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Không có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc thay đổi nội dung thông tin đã công bố.
- Các hành vi: Không định kỳ công bố thông tin; Không thực hiện công bố chiến lược phát triển doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố; Không thực hiện công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm và năm (05) năm của doanh nghiệp đã được phê duyệt; Không xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội (nếu có); Không công bố tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 27)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện công bố thông tin theo quy định.
2.2.1.5. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp (Điều 28)
- Hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp.
- Hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể.
- Hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.
- Các hành vi: Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế; Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế.
ü Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2.2.1.6. Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp (Điều 29)
- Hành vi đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
- Hành vi không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi thành viên đối với tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định.
2.2.1.7. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 30)
- Các hành vi: Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh; Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính các thông tin thay đổi của thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi báo cáo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Hành vi tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm dừng của cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Hành vi không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp.
2.2.1.8. Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Điều 31)
- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Hình thức xử phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
 2.2.1.9. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác (Điều 32)
- Các hành vi: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng; Không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần chưa niêm yết; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính về việc có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nói trên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
ü Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với các hành vi: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng; Không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần chưa niêm yết; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính về việc có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết.
- Hành vi đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định.
2.2.1.10. Vi phạm quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Điều 33)
- Hành vi: Không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam; Không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam; Ủy quyền cho người không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền.
+ Hình thức xử phạt:  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc đăng ký người đang cư trú tại Việt Nam làm người đại diện của doanh nghiệp đối với hành vi không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
ü Buộc ủy quyền cho người khác làm đại diện đối với hành vi không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam.
ü Buộc thay đổi người đại diện đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định đối với hành vi ủy quyền cho người không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền.
2.2.1.11. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp (Điều 34)
 - Hành vi không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định.
- Hành vi bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp.
- Hành vi bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện.
- Hành vi không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên theo quy định.
- Hành vi không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định.
- Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định.
- Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lưu giữ tài liệu theo quy định.
2.2.1.12. Vi phạm quy định về Ban kiểm soát (Điều 35)
- Hành vi tổ chức Ban kiểm soát không đúng hoặc không đầy đủ thành phần theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức lại Ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật.
 - Hành vi không thành lập Ban kiểm soát đối với trường hợp phải thành lập Ban kiểm soát.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật.
- Hành vi bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc miễn nhiệm Kiểm soát viên không đủ tiêu chuẩn và điều kiện.
2.2.1.13. Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp (Điều 36)
- Hành vi không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bắt buộc giải thể.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Hành vi không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.
2.2.1.14. Vi phạm quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
- Hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
 2.2.1.15. Vi phạm quy định về doanh nghiệp tư nhân (Điều 38)
- Hành vi góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Hành vi không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ kế toán, báo cáo tài chính.
2.2.1.16. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con (Điều 39)
- Hành vi công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ; các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác.
- Hành vi các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập.
2.2.1.17. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp xã hội (Điều 40)
- Hành vi sử dụng ít hơn 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
- Hành vi sử dụng không đúng mục đích các Khoản tài trợ được huy động.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả các Khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích.
1.2.2.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Theo Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt VPHC về thuế, VPHC trong lĩnh vực thuế của người nộp thuế nói chung và doanh nghiệp nói riêng bao gồm ba nhóm sau đây:
Một là, hành vi VPHC về thủ tục thuế của người nộp thuế;
Hai là, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn;
Ba là, hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Cụ thể như sau:
1.2.2.1.Hành vi VPHC về thủ tục thuế
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định (Điều 5 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
+ Hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (mà có tình tiết giảm nhẹ).
ü Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo 
+ Hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quá thời hạn quy định từ 01 đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ)
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               + Các hành vi: Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày; Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế; Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi.
- Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế (Điều 6 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
+ Hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hóa đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
+ Hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Điều 7)
+ Hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
ü Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp nói trên)
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
 + Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày; Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
ü Hình thức xử phạt: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý:
ü Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế.
ü Không áp dụng các mức xử phạt quy định tại Điều này đối với trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
ü Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật.
-         Hành  vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (Điều 8 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
Hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau:
+ Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; Cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Hành vi cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; Không cung cấp; cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-         Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Điều 9)
+ Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế; Cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; Không ký vào biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra, thanh tra; Không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với từng hành vi
2.2.2.2.      Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
- Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
+ Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp thứ nhất (quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP) nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản VPHC về thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.
+ Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
ü Hình thức xử phạt: Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã nêu là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế.
Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt VPHC đối với người nộp thuế theo quy định.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
2.2.2.3. Về hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 11 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
-         Các hành vi sau đây được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 32 của Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuếtrừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định 129/2013/NĐ-CP.(1)
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. (2)
+ Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.(3)
+ Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế. (4)
+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế. (5)
+ Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hóa, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. (6)
+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế. (7)
+ Sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. (8)
+ Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. (9)
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn. (10)
+ Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.(11)
+ Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp[2].
- Hình thức xử phạt:
+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10[3] Nghị định 129/2013/NĐ-CP hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên.
+ Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
Lưu ý:
ü Các hành vi (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11) nói trên nếu bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 129/2013/NĐ-CP, Khoản 4 Điều 8 Thông tư 166/2013/TT-BTC (Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng) hoặc bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán.
ü Trường hợp người nộp thuế đang thuộc diện được miễn thuế, được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, kê khai không đúng căn cứ xác định số thuế được miễn, số thuế được hoàn nhưng không làm thiệt hại đến số thuế của ngân sách nhà nước thì không bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế mà xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế với mức phạt cao nhất.
ü Trường hợp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản VPHC về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng khai sai, gian lận thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì ngoài việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế.
ü Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai đang trong thời hạn hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi vi phạm như khai sai làm tăng khống chi phí để tăng số lỗ, để giảm lãi; giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
-       Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
-       Nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả: nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước[4], nhưng không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế đối với số thuế trốn, số thuế gian lận.
2.2.3.    Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
Theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016), Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2016), VPHC trong lĩnh vực quản lý giá bao gồm các hành vi sau:
2.2.3.1. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá (Điều 5)
- Hành vi chậm báo cáo trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo.
- Hành vi chậm báo cáo trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng[5].
- Hành vi chậm báo cáo quá 10 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
- Hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Hành vi trích lập; sử dụng; kết chuyển hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá theo quy định.
- Hành vi không kết chuyển hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và Khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có);
ü Buộc kết chuyển Quỹ bình ổn giá.
 
2.2.3.2. Hành vi vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước (Điều 6)
- Hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
- Hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền do không sử dụng đúng mục đích, đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
 
2.2.3.3.Hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá (Điều 7)
- Hành vi vi phạm quy định về giá tạm thời trong hiệp thương giá đã được cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định, gồm:
+ Từ chối mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá tạm thời trong hiệp thương giá;
+ Đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan tổ chức hiệp thương theo quy định.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
-         Hành vi không thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2.2.3.4. Hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định (Điều 8)
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định  số 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 1400.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
2.2.3.5. Hành vi vi phạm quy định về lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ (Điều 9)
-         Hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
-         Hành vi không lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
2.2.3.6. Hành vi vi phạm quy định về giá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ (Điều 10)
-         Hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
-         Hành vi xuất khẩu gạo thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng.
2.2.3.7. Hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ
(Điều 11)
-       Hành vi kê khai không đủ các nội dung của văn bản kê khai giá sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai giá đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu nộp lại văn bản kê khai giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
-       Hành vi không thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh tăng hoặc giảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp phải thực hiện thông báo giá theo quy định của pháp luật về giá;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
-       Áp dụng mức giá kê khai, đăng ký không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về giá kể từ ngày thực hiện kê khai giá, đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
-       Không kê khai giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
-       Không kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm giá của yếu tố hình thành giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-       Hành vi không đăng ký giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
-       Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
+ Hành vi không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000;
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định
+ Hành vi không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi hành vi không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
-       Đối với hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
+ Hành vi không đăng ký giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không đăng ký giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không đăng ký giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trở lên:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
2.2.3.8. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
(Điều 12)
-       Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-       Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm; Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
-       Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
 
-       Hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
-       Hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
-       Hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
2.2.3.9. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (Điều 13)
-       Hành vi tăng giá thuộc một trong hai trường hợp sau:
+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
-       Hình thức xử phạt:
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng: phạt tiền 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
-         Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.
-         Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.
2.2.3.10. Hành vi gian lận về giá (Điều 16)
Hành vi gian lận về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian; địa điểm; điều kiện mua, bán; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
2.2.3.11. Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (Điều 17)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
 

[1] Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014
[2] Điểm m Khoản 1 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
 1. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động của doanh nghiệp
tìm hiểu pháp luật xử lý VPHC liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là tìm hiểu các quy định pháp luật về VPHC và xử lý VPHC phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế này. Mà kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi[1] nên các VPHC của doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp, gắn liền với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, được điều chỉnh bởi rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
 
1.1.         Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  1. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
  2. Luật Quản lý thuế năm 2006
  3. Luật An toàn thực phẩm năm 2010
  4. Luật Cạnh tranh năm 2004
  5. Nghị định số 79/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
  6. Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  7. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC.
  8. Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 8 năm 2013 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 10 năm 2015, Văn bản hợp nhất số 4756/VBHN-BLĐTBXH ngày 19 tháng 11 năm 2015).
  9. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 8 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  10. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 5 năm 2016).
  11. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
  12. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt VPHC và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 5 năm 2016).
  13. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt VPHC về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
  14. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2017).
  15. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
  16. Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC về an toàn thực phẩm.
  17. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  18. Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
  19. Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.
  20. Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  21. Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
  22. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 6 năm 2016 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
  23. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  24. Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt VPHC về thuế.
  25. Thông tư số 186/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 05 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí.
  26. Thông tư số 19/2014/TT- BKHCN ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  27. Thông tư số 31/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 07 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.
  28. Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC để sung vào ngân sách nhà nước.
  29. Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
  30. Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
  1. Một số quy định cụ thể về VPHC và xử lý VPHC trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, VPHC về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hành vi cụ thể sau:
2.2.1.1. Hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Điều 24)
- Hình thức xử phạt: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác
2.2.1.2. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: (Điều 25)
- Hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày (Khoản 1 Điều 25)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định.
- Hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày (Khoản 2 Điều 25)
+ Hình thức xử phạt: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định.
 -  Hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên (Khoản 3 Điều 25)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định.
2.2.1.3. Vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 26)
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.1.4. Vi phạm quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (Đ 27)
- Các hành vi: Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước không đầy đủ, không chính xác; Có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc không công khai trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; Thực hiện công bố thông tin qua người được ủy quyền công bố thông tin nhưng không gửi thông báo ủy quyền tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Không có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc thay đổi nội dung thông tin đã công bố; Tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn hoặc không gửi thông báo đề nghị hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (Khoản 1 Điều 27)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc bổ sung hoặc sửa đổi nội dung thông tin công bố đối với hành vi công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước không đầy đủ, không chính xác.
ü Buộc báo cáo, thông báo hoặc công khai thông tin theo quy định đối với các hành vi: Có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc không công khai trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; Thực hiện công bố thông tin qua người được ủy quyền công bố thông tin nhưng không gửi thông báo ủy quyền tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Không có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước về việc thay đổi nội dung thông tin đã công bố.
- Các hành vi: Không định kỳ công bố thông tin; Không thực hiện công bố chiến lược phát triển doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố; Không thực hiện công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm và năm (05) năm của doanh nghiệp đã được phê duyệt; Không xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội (nếu có); Không công bố tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 27)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện công bố thông tin theo quy định.
2.2.1.5. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp (Điều 28)
- Hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp.
- Hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể.
- Hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.
- Các hành vi: Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế; Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế.
ü Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2.2.1.6. Vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp (Điều 29)
- Hành vi đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
- Hành vi không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi thành viên đối với tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định.
2.2.1.7. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 30)
- Các hành vi: Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh; Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính các thông tin thay đổi của thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi báo cáo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Hành vi tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm dừng của cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Hành vi không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp.
2.2.1.8. Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Điều 31)
- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Hình thức xử phạt: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định.
 2.2.1.9. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác (Điều 32)
- Các hành vi: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng; Không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần chưa niêm yết; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính về việc có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nói trên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
ü Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với các hành vi: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng; Không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần chưa niêm yết; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh; Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính về việc có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết.
- Hành vi đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định.
2.2.1.10. Vi phạm quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Điều 33)
- Hành vi: Không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam; Không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam; Ủy quyền cho người không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền.
+ Hình thức xử phạt:  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc đăng ký người đang cư trú tại Việt Nam làm người đại diện của doanh nghiệp đối với hành vi không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
ü Buộc ủy quyền cho người khác làm đại diện đối với hành vi không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam.
ü Buộc thay đổi người đại diện đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định đối với hành vi ủy quyền cho người không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm người đại diện theo ủy quyền.
2.2.1.11. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp (Điều 34)
 - Hành vi không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định.
- Hành vi bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp.
- Hành vi bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện.
- Hành vi không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên theo quy định.
- Hành vi không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định.
- Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định.
- Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lưu giữ tài liệu theo quy định.
2.2.1.12. Vi phạm quy định về Ban kiểm soát (Điều 35)
- Hành vi tổ chức Ban kiểm soát không đúng hoặc không đầy đủ thành phần theo quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức lại Ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật.
 - Hành vi không thành lập Ban kiểm soát đối với trường hợp phải thành lập Ban kiểm soát.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật.
- Hành vi bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc miễn nhiệm Kiểm soát viên không đủ tiêu chuẩn và điều kiện.
2.2.1.13. Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp (Điều 36)
- Hành vi không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bắt buộc giải thể.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Hành vi không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.
2.2.1.14. Vi phạm quy định về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
- Hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
 2.2.1.15. Vi phạm quy định về doanh nghiệp tư nhân (Điều 38)
- Hành vi góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Hành vi không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ kế toán, báo cáo tài chính.
2.2.1.16. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con (Điều 39)
- Hành vi công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ; các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác.
- Hành vi các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập.
2.2.1.17. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp xã hội (Điều 40)
- Hành vi sử dụng ít hơn 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
- Hành vi sử dụng không đúng mục đích các Khoản tài trợ được huy động.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả các Khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích.
1.2.2.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Theo Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt VPHC về thuế, VPHC trong lĩnh vực thuế của người nộp thuế nói chung và doanh nghiệp nói riêng bao gồm ba nhóm sau đây:
Một là, hành vi VPHC về thủ tục thuế của người nộp thuế;
Hai là, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn;
Ba là, hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Cụ thể như sau:
1.2.2.1.Hành vi VPHC về thủ tục thuế
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định (Điều 5 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
+ Hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (mà có tình tiết giảm nhẹ).
ü Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo 
+ Hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quá thời hạn quy định từ 01 đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ)
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               + Các hành vi: Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày; Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế; Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi.
- Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế (Điều 6 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
+ Hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hóa đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
+ Hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Điều 7)
+ Hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
ü Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp nói trên)
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
 + Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
+ Các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày; Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
ü Hình thức xử phạt: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý:
ü Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế.
ü Không áp dụng các mức xử phạt quy định tại Điều này đối với trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
ü Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật.
-         Hành  vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (Điều 8 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
Hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau:
+ Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; Cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Hành vi cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; Không cung cấp; cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-         Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Điều 9)
+ Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế; Cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; Không ký vào biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra, thanh tra; Không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền.
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với từng hành vi
2.2.2.2.      Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
- Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
+ Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp thứ nhất (quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP) nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản VPHC về thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.
+ Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
ü Hình thức xử phạt: Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã nêu là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế.
Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt VPHC đối với người nộp thuế theo quy định.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
2.2.2.3. Về hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 11 Nghị định 129/2013/NĐ-CP)
-         Các hành vi sau đây được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều 32 của Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuếtrừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định 129/2013/NĐ-CP.(1)
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. (2)
+ Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.(3)
+ Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế. (4)
+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế. (5)
+ Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hóa, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. (6)
+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế. (7)
+ Sửa chữa, tẩy xóa chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. (8)
+ Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. (9)
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn. (10)
+ Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.(11)
+ Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp[2].
- Hình thức xử phạt:
+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10[3] Nghị định 129/2013/NĐ-CP hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên.
+ Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
Lưu ý:
ü Các hành vi (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11) nói trên nếu bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 129/2013/NĐ-CP, Khoản 4 Điều 8 Thông tư 166/2013/TT-BTC (Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng) hoặc bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán.
ü Trường hợp người nộp thuế đang thuộc diện được miễn thuế, được hoàn thuế theo quy định của pháp luật, kê khai không đúng căn cứ xác định số thuế được miễn, số thuế được hoàn nhưng không làm thiệt hại đến số thuế của ngân sách nhà nước thì không bị xử phạt đối với hành vi trốn thuế mà xử phạt về hành vi vi phạm về thủ tục thuế với mức phạt cao nhất.
ü Trường hợp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản VPHC về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp, người nộp thuế đã nộp hồ sơ khai thuế nhưng khai sai, gian lận thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, gian lận, trốn thuế thì ngoài việc bị xử phạt về thủ tục thuế còn bị xử phạt về khai thiếu thuế hoặc trốn thuế.
ü Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai đang trong thời hạn hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi vi phạm như khai sai làm tăng khống chi phí để tăng số lỗ, để giảm lãi; giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để được hưởng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
-       Nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không xử phạt về hành vi trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm về thủ tục thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
-       Nếu vi phạm chưa được kiểm tra phát hiện mà cá nhân, tổ chức không tự điều chỉnh hậu quả làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp sau khi hết thời hạn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế.
-       Biện pháp khắc phục hậu quả: nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước[4], nhưng không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế đối với số thuế trốn, số thuế gian lận.
2.2.3.    Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
Theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016), Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2016), VPHC trong lĩnh vực quản lý giá bao gồm các hành vi sau:
2.2.3.1. Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá (Điều 5)
- Hành vi chậm báo cáo trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt cảnh cáo.
- Hành vi chậm báo cáo trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng[5].
- Hành vi chậm báo cáo quá 10 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
- Hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Hành vi trích lập; sử dụng; kết chuyển hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá theo quy định.
- Hành vi không kết chuyển hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá.
 + Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
ü Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và Khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có);
ü Buộc kết chuyển Quỹ bình ổn giá.
 
2.2.3.2. Hành vi vi phạm chính sách trợ giá, trợ cước (Điều 6)
- Hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
- Hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền do không sử dụng đúng mục đích, đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
 
2.2.3.3.Hành vi vi phạm quy định về hiệp thương giá (Điều 7)
- Hành vi vi phạm quy định về giá tạm thời trong hiệp thương giá đã được cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định, gồm:
+ Từ chối mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá tạm thời trong hiệp thương giá;
+ Đã thống nhất được giá và thực hiện theo giá thống nhất nhưng không báo cáo với cơ quan tổ chức hiệp thương theo quy định.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
-         Hành vi không thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2.2.3.4. Hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định (Điều 8)
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định  số 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP).
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
-         Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 1400.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
2.2.3.5. Hành vi vi phạm quy định về lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ (Điều 9)
-         Hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
-         Hành vi không lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
2.2.3.6. Hành vi vi phạm quy định về giá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ (Điều 10)
-         Hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
-         Hành vi xuất khẩu gạo thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc quy định.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng.
2.2.3.7. Hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ
(Điều 11)
-       Hành vi kê khai không đủ các nội dung của văn bản kê khai giá sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai giá đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu nộp lại văn bản kê khai giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
-       Hành vi không thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh tăng hoặc giảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp phải thực hiện thông báo giá theo quy định của pháp luật về giá;
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
-       Áp dụng mức giá kê khai, đăng ký không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về giá kể từ ngày thực hiện kê khai giá, đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
-       Không kê khai giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
-       Không kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm giá của yếu tố hình thành giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
-       Hành vi không đăng ký giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
-       Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
+ Hành vi không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000;
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định
+ Hành vi không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi hành vi không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
-       Đối với hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
+ Hành vi không đăng ký giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không đăng ký giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không đăng ký giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trở lên:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
+ Hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm:
ü Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
ü Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định.
2.2.3.8. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
(Điều 12)
-       Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
-       Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm; Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
-       Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
 
-       Hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
-       Hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
-       Hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
2.2.3.9. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (Điều 13)
-       Hành vi tăng giá thuộc một trong hai trường hợp sau:
+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
-       Hình thức xử phạt:
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng: phạt tiền 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
-         Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.
-         Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính.
2.2.3.10. Hành vi gian lận về giá (Điều 16)
Hành vi gian lận về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian; địa điểm; điều kiện mua, bán; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
2.2.3.11. Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (Điều 17)
+ Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
 

[1] Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014
[2] Điểm m Khoản 1 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
 
[3] Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định “Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn”.
[4] Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
 
[5] Mức phạt dành cho tổ chức
[3] Điều 10 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định “Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn”.
[4] Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
 
[5] Mức phạt dành cho tổ chức

Phạm Nguyệt Hằng (tổng hợp)


Các tin khác