Đánh giá môi trường kinh doanh của Việt nam sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ. Và tác động của giải pháp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt nam

Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh BCI quý I/2017 được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham công bố vừa qua cho thấy, chỉ số BCI quý I đạt mức 78 điểm, giảm 7 bậc so với mức 85 của quý IV/2016. Tuy nhiên, vẫn có tới 90% doanh nghiệp EU đang duy trì hoặc tăng mức đầu tư ở nước ta. Vì vậy mà các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Châu ÂU tại việt nam đang và đã thể hiện mong muốn mạnh mẽ về tính cạnh tranh, minh bạch, bền vững và lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn trong tương lai. Vì sao các doanh nghiệp Châu Âu lại có những nhận định như vậy về môi trường kinh doanh của nước ta? Để có câu trả lời, phóng viên chương trình Kinh doanh và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Câu hỏi 1: Vâng thưa Bà, qua chỉ số về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp Châu Âu đánh giá quý I năm nay, Bà có nhận định như thế nào về giải pháp cải thiện của môi trường kinh doanh  nước ta trong thời gian vừa qua?
Trả lời:  Trong thời gian qua, chính phủ có nhiều giải pháp cũng như những hành động để cải thiện môi trường kinh doanh, giúp nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Và DN CHâu ÂU cũng được hưởng lợi từ những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy chúng ta còn có nhiều rào cản về môi trường kinh doanh. Ví dụ liên quan đến vấn đề thuế, hải quan hay kiểm tra chuyên ngành khác. Thì đấy là những rào cản mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại không chỉ với DN Châu Âu mà còn doanh nghiệp khác nữa. Trong thời gian tới, chính phủ lại tiếp tục thực hiện các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh này, giúp cho doanh nghiệp Châu Âu nói riêng và cho doanh nghiệp nói chung có môi trường kinh doanh thuận lợi, tiếp tục phát triển.
Câu hỏi 2: Vậy theo Bà vướng mắc của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt nam xuất phát từ đâu?
Trả lời: Chúng ta nhìn thấy có một khoảng cách rất lớn giữa chính sách và việc thực thi chính sách cũng như năng lực cán bộ dưới địa phương. Trong thời gian tới đây, một trong những giải pháp mà chúng ta phải đưa ra là thu hẹp khoảng cách này. Ngoài ra tôi còn thấy một vướng mắc khác , đó là bản thân chính sách của ta cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp Châu ÂU, tức là không chỉ vấn đề thực thi mà ngay chính sách đang có vấn đề, đơn cử như vấn đề kinh doanh hay quản lý chuyên ngành, thuế hay tỷ lệ nộp bảo hiểm xã hội. Thì đấy là những vướng mắc mà không chỉ khó khăn cho việc thực thi , mà khó khăn nằm ngay trong quy định của Chính sách.
Câu hỏi 3: Năm 2017 mục tiêu của Nghị quyết số 19 lần thứ 4 là môi trường kinh doanh  của nước ta đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4. Vậy theo Bà  mục tiêu này liệu có hoàn thành?
Trả lời: Cho đến thời điểm hiện nay qua quan sát và đánh giá, thì có thể có một số chỉ tiêu mà chúng ta đã đạt được rồi, tuy nhiên còn nhiều chỉ tiêu khác mà chúng ta phải tiếp tục nỗ lực  cải thiện hơn nữa. Bởi chúng ta có cải thiện thì các quốc gia khác họ cũng cải thiện, vì vậy mà khoảng cách giữa nước ta với các nước khác không chỉ đơn thuần là đứng yên như vậy, vì vậy chúng ta cần cải thiện hơn nữa. Tôi đơn cử như thời gian vừa qua chúng ta đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh liên quan đến chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, đặc biệt nhấn mạnh về thủ tục quản lý chuyên ngành, thì cũng có nhiều bộ đã cải cách để giúp cho việc thông quan hàng hóa tốt hơn. Đặc biệt trong thời gian vừa qua chúng ta thấy có sự thay đổi từ Bộ tài chính, tuy nhiên quản lý chuyên ngành từ các Bộ khác thì vẫn đang trog quá trình cải cách, và có lẽ chúng ta phải chờ đợi một sự cải cách tích cực và mạnh mẽ hơn nữa. Bởi vì chúng ta đã thực hiện 3 năm rồi, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm so với kỳ vọng của Chính phủ và mong muốn của doanh nghiệp.
 

Trần Minh Sơn (sưu tầm)