Khuyến nghị những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Châu Âu khi đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt nam

Từ nhiều năm nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều hiện nay đã lên tới khoảng 40 tỷ euro mỗi năm và theo dự đoán, trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa EU và Việt Nam có thể đạt mức 100 tỷ euro/năm vào năm 2025.Và tính đến hết tháng 4-2016, đã có 1.809 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của 24 quốc gia thuộc EU tại Việt Nam. Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) quý I/2017 được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham công bố ngày 29/5 cho thấy, DN châu Âu và liên kết với thị trường châu Âu tin tưởng thị trường Việt Nam và kỳ vọng nhiều hơn nữa vào môi trường kinh doanh tại đây, khi có tới 90% doanh nghiệp Châu ÂU đang duy trì và tang mức đầu tư tại Việt nam. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Châu Âu cũng phản ánh, họ đang gặp nhiều vướng mắc về thủ tục thuế, hải quan, hay việc thanh kiểm tra chồng chéo. Để hiểu rõ hơn về những vướng mắc của các doanh nghiệp Châu ÂU, chương trình Kinh doanh và pháp luật đã có cuộc trao đổi với Ông Thomas McClelland, Chủ tịch Tiểu ban Thuế và Chuyển giá thuộc EuroCham.
Câu hỏi 1: Ông có đánh giá như thế nào về những vướng mắc của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt nam, như vấn đề thuế và hải quan?
Trả lời: Thực tế là khung pháp lý ở Việt Nam đã tiến triển khả quan trong những năm qua. Nhiều vấn đề được giải quyết với các chính sách liên quan. Nhưng về vấn đề kiểm toán thuế, tôi cho rằng các đợt kiểm toán diễn ra quá thường xuyên. Nên đôi khi tạo ra những kết quả không mong muốn vì có vẻ như họ tập trung vào những lỗi nhỏ về hành chính hơn là các vấn đề thực sự về thuế và hải quan. Mà tôi cho rằng các doanh nghiệp không muốn phải trải qua 1 quá trình khiếu nại phiền hà lâu dài, thậm chí cuối cùng phải ra tòa giải quyết. Họ muốn làm việc với giới chức trách địa phương hơn. Các doanh nghiệp muốn thay đổi quan niệm của giới chức trách địa phương về việc tập trung hơn vào bản chất của các quy định pháp luật.
Ngoài ra tôi cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận với các văn bản hướng dẫn trong những hạng mục lĩnh vực nhất định về thuế và hải quan. Nếu như có các chỉ dẫn rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đúng lúc hơn từ phía giới chức trách thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Nói chung chúng tôi luôn muốn tuân thủ đúng pháp luật và không muốn có những quy định bất ngờ trong tương lai.
 
Câu hỏi 2: Vậy quy định này ở Châu Âu như thế nào và  chúng tôi có thể học hỏi  được gì từ phía các nước Châu Âu trong vấn đề này không?
Trả lời: Ở các nước thuộc liên minh Châu Âu, nhìn chung chúng tôi thường tập trung vào giấy tờ và các loại hình giao dịch khi thanh kiểm tra thuế hải quan, chứ không phải luôn tập trung vào vấn đề gian luận. Tôi nghĩ rằng, bây giờ công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Nên hãy tập trung vào các vấn đề cốt lõi. 
 

Trần Minh Sơn (sưu tầm)