Một số vấn đề về tổ chức, quản trị hoạt động của doanh nghiệp

Hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hai nhóm: Hoạt động đối nội và Hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối nội bao gồm các nội dung như cơ cấu tổ chức, phân chia quyền lực, chính sách đối với người lao động.... Hoạt động đối ngoại bao gồm các nội dung như quan hệ với đối tác, khách hàng, cơ quan nhà nước, v.v... Quản lý nội bộ doanh nghiệp chính là việc tổ chức, quản lý các hoạt động đối nội.

1. Vai trò của việc tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp là một tổng thể các mối quan hệ giữa các chủ sở hữu, nhà quản lý, người lao động.... Mối quan hệ này làm hình thành quá trình và quy định phương thức thu lợi nhuận của từng nhóm người, mỗi nhóm quan tâm đến một lợi ích nhất định: Các cổ đông, thành viên góp vốn muốn thu được cổ tức cao, trong đó các cổ đông, thành viên có vốn góp lớn lại có xu hướng muốn kiểm soát công ty theo quan điểm của mình; ban điều hành mong muốn có vị trí điều hành với quyền lực tối đa; người lao động muốn có công việc ổn định, sự thăng tiến và thu nhập cao... Tất cả các mối quan hệ này, nếu không được điều chỉnh bằng một cơ chế quản lý nội bộ tối ưu sẽ là ngòi nổ cho các xung đột lợi ích luôn tiềm tàng trong doanh nghiệp.
1.1. Quản lý doanh nghiệp tốt trước hết giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt và thực hiện được các chiến lược kinh doanh doanh
 Doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không và có thực hiện các mục tiêu chiến lược hay không là nhờ vào việc quản lý doanh nghiệp. Sự quản lý ở đây như một sự định hướng và đảm bảo cho các quá trình được diễn ra theo đúng mục đích đã đặt ra. Tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệt tốt sẽ đảm bảo cho các hoạt động được thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Mặt khác, tạo ra sự phân chia rành mạch các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng cá nhân, bộ phận. Có thể nói, quản lý nội bộ doanh nghiệp là một hệ thống các cơ chế mà thông qua đó doanh nghiệp được quản lý. Những cơ chế này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng ý muốn và mục đích của mình. Một doanh nghiệp không có một chế quản lý tốt chắc chắn sẽ không thể hoạt động tốt và không đem lại hiệu quả mong muốn.
 Việc tổ chức quản lý tốt và mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong doanh nghiệp trước hết giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt và qua đó thực hiện được các chiến lược, mục tiêu kinh doanh của mình. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của quản lý nội bộ doanh nghiệp bám sâu vào từng con người trong doanh nghiệp, làm nên sự khác biệt  giữa các doanh nghiệp và nâng cao tính cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí làm việc thân hiện, chuyên nghiệp; quy trình thảo luận và ra quyết định hợp lý, kịp thời; sự tin tưởng của nhân viên vào các chính sách của doanh nghiệp,... Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm. Doanh nghiệp có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ nhưng không thể bắt chước  hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên. Một cơ cấu quản lý tốt làm nên sự khác biệt và đồng thời là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngân hàng Châu Mỹ đã nêu trong bảng công bố báo cáo về kinh doanh nhỏ rằng ”theo kết quả phân tích cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm quản trị”.
 1.2. Quản lý doanh nghiệp tốt giúp cho doanh nghiệp tránh được các mâu thuẩn nội bộ trong doanh nghiệp
 Một doanh nghiệp không thể hoạt động tốt nếu tồn tại các mâu thuẫn nội bộ. Trong doanh nghiệp luôn tồn tại một lúc nhiều nhóm người có các lợi ích khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một cơ chế quản lý, trong đó xem xét đến quyền lợi của tất cả các nhóm trong doanh nghiệp như các cổ đông, những người góp vốn, các giám đốc điều hành và người lao động. Nếu không xem xét và dung hòa được các quyền lợi của các nhóm thì mâu thuẫn nội bộ phát sinh là điều không thể tránh và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Vụ tranh chấp giữa những người lãnh đạo trong công ty cổ phần Đay Sài Gòn (**) hoặc công ty cổ phần Hữu Nghị (***)... là những bài học điển hình. Nghiêm trọng hơn là việc tranh chấp không thể tự xử lý được phải giải quyết  bằng con đường tòa án. Thực tế việc giải quyết các tranh chấp các thành viên công ty tại tòa  án cho thấy các mâu thuẫn này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và làm cho doanh nghiệp đình trệ hoạt động. Vì vậy, việc có một cơ chế quản lý nội bộ tốt sẽ tránh được các mâu thuẫn tiềm ẩn trong doanh nghiệp và làm tiền đề cho sự phát triển.
 1.3. Quản lý doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận vốn
 Quản lý doanh nghiệp tốt sẽ là một trong số các điều kiện doanh nghiệp thu hút được vốn và nguồn lực khác với chi phí thấp, tạo ra không gian không hạn chế cho sự phát triển và mở rộng kinh doanh. Những nghiên cứu của Mckingsey&Company, Credit Lyonnas Securities Asia và Ngân hàng Thế giới cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị công ty với giá cổ phiếu và kết quả hoạt động của công ty nói chung. Theo đó, quản trị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty. Kết quả là các nhà đầu tư sẽ sẳn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của những công ty quản trị tốt. Các ngân hàng cũng sẳn sàng cho vay, thậm chí với lãi suất thấp hơn, vì quản trị tốt sẽ làm giảm khả năng các khoản vay sẽ được sử dụng không đúng mục đích và tăng khả năng công ty sẽ trả các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Ngược lại, quản trị không tốt thường dẫn đế những hậu quả xấu, thậm chí phá sản
Tình huống:
Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đàm phán hợp đồng với Công ty cổ phần A. Giá trị gói thầu là 200 tỷ đ. Người tham gia đàm phán, ký kết HĐ là ông B, Giám đốc Công ty cổ phần A.
  • Cần lưu ý những vấn đề gì liên quan đến quản trị nội bộ Công ty cổ phần A để đảm bảo HĐ ký kết là có giá trị pháp lý? 

2. Cơ sở pháp lý về quản lý nội bộ doanh nghiệp

  • Pháp luật về tổ chức doanh nghiệp
  • Đối với Cty TNHH, CTy CP, Cty HD, DNTN?
  • HTX?
  • Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài?
  • Đối với Cty Nhà nước?
  • Các đạo luật trong từng lĩnh vực cụ thể như: Luật Chứng khoán; Luật Các tổ chức tín dụng…
  • Mối quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành với Luật DN, Luật HTX.
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động của DN
  • Điều lệ là bản Hiến pháp của DN; mọi DN (trừ DNTN) đều phải có Điều lệ hoạt động;
  • Điều lệ được xây dựng riêng cho từng DN, không trái với các quy định của pháp luật; nếu trái luật thì không có giá trị áp dụng;
  • Các quy định trong Điều lệ (trừ những quy định trái luật) được ưu tiên áp dụng so với các quy định của Luật;
  • Đối với những vấn đề Điều lệ không quy định thì áp dụng theo các quy định của Luật.
  • Quy chế hoạt động của các bộ phận quản lý DN (nếu có)
  • Quy chế hoạt động của HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát;
  • Quy chế ký kết, quản lý hợp đồng;
  • Quy chế về tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động…
Tình huống:
         Cty CP A (được CPH từ Cty nhà nước, trong đó nhà nước vẫn nắm 51% vốn điều lệ) đàm phán HĐ với Cty B (một DN liên doanh, được cấp Giấy phép đầu tư từ năm 2000 và không đăng ký chuyển sang hoạt động theo Luật DN).
         Kể tên những văn bản cần nghiên cứu, trình tự nghiên cứu các văn bản đó để làm rõ các vấn đề liên quan đến tổ chức quản lý DN để đảm bảo rằng HĐ được ký đúng pháp luật.

3. Các nội dung cần lưu ý trong tổ chức quản lý DN

  • Quy định về bộ máy quản lý DN (các bộ phận quản lý; các chức danh quản lý quan trọng của DN);
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận quản lý; các chức danh quản lý;
  • Cách thức tổ chức hoạt động cho các bộ phận quản lý (triệu tập họp; điều kiện khai mạc hợp lệ; điều kiện, trình tự, thủ tục thông qua các quyết định);
  • Nội dung, thể thức của các quyết định quản lý;
  • Người đại diện theo pháp luật;
  • Kiểm soát các giao dịch có giá trị lớn và giao dịch giữa DN với người liên quan.

4. Tổ chức quản lý một số loại hình DN trong Tập đoàn

  • Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên
  • Cty TNHH một thành viên
  • Cty Cổ phần
4.1. Tổ chức quản lý Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên
  • Cách thức tổ chức bộ máy quản lý
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận quản lý, các chức danh quản lý
  • Cách thức tổ chức hoạt động cho bộ máy quản lý.

Bộ máy quản lý công ty TNHH có 2 TV trở lên
 
                                   
    Description: Stationery
   
 
 
  Description: Stationery,Description: Stationery,Description: Description: Stationery,Description: Stationery,Description: Stationery,Description: Stationery
   
 
   
 
 
     
   
 
    Description: Description: Stationery
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Hội đồng thành viên
             Gồm toàn bộ các TV Cty, có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của Cty như:
  • Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
  • Tổ chức lại, giải thể cty;
  • QĐ dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất;
  • Thông qua HĐ vay, cho vay, bán TS có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị TS;
  • Bầu, bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV, Giám đốc.
Giám đốc/Tổng GĐ (Đ.55 Luật DN 2005)
  • Là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày;
  • Quyết định việc ký kết các HĐ, trừ những HĐ thuộc thẩm quyền của HĐTV;
  • Là người đại diện theo pháp luật của Cty, trừ trường hợp Điều lệ quy định khác. 
4.2. Tổ chức quản lý Công ty TNHH một thành viên
  • Cách thức tổ chức bộ máy quản lý
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận quản lý, các chức danh quản lý
  • Cách thức tổ chức hoạt động cho bộ máy quản lý.
Cơ cấu quản lý nội bộ Cty TNHH 1 TV: ((Từ Đ. 67 => Đ.75 LDN)
  • Cty có bộ máy quản lý riêng, độc lập với bộ máy quản lý của Chủ sở hữu;
  • Chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người đại diện (bổ nhiệm 1 hoặc nhiều đại diện):
  • Trường hợp bổ nhiệm nhiều hơn 2 đại diện thì bộ máy gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc và Kiểm soát viên;
  • Trường hợp bổ nhiệm 1 đại diện thì bộ máy gồm: Chủ tịch Cty, Giám đốc và Kiểm soát viên.

Bộ máy quản lý Cty TNHH một TV
 

 
                                 
   
Chủ sở hữu
     
 
 
   
Kiểm soát viên
 
   
 
   
     
 
 
 
Phòng chức năng
 
Phòng chức năng
 
Phòng chức năng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Chủ sở hữu Cty TNHH 1 TV:
  • Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ CTy TNHH;
  • QĐ tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản CTy; việc thành lập Cty con, góp vốn vào CTy khác;
  • QĐ chiến lược phát triển CTy; kế hoạch kinh doanh hàng năm của CTy;
  • QĐ cơ cấu tổ chức quản lý CTy;
  • QĐ các dự án đầu tư, các HĐ có giá trị lớn (từ 50% tổng giá trị TS của CTy trở lên).
Hội đồng thành viên (Đ.68 LDN):
  • Có ít nhất 2 thành viên do Chủ sở hữu bổ nhiệm.
  • Đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng do Chủ sở hữu chỉ định.
  • Quyền hạn, nhiệm vụ do Điều lệ quy định.
  • Tổ chức hoạt động cho HĐTV giống HĐTV của Cty TNHH nhiều thành viên.
  • Quyết định của HĐTV có giá trị từ ngày được thông qua, trừ t/h Điều lệ quy định phải được chủ sở hữu chấp thuận.
Chủ tịch Công ty (Đ.69 LDN)
  • Chủ tịch CTy do Chủ SH Cty chỉ định, là người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ SH trong Công ty;
  • Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể do Điều lệ Cty quy định;
  • Quyết định của Chủ tịch Cty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ SH chỉ có giá trị khi được Chủ SH phê duyệt.
Giám đốc Công ty (Đ.70 LDN):
  • Giám đốc do HĐTV/Chủ tịch Cty bổ nhiệm hoặc thuê;
  • Là người đại diện theo pháp luật của Cty nếu được Điều lệ quy định;
  • Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV/Chủ tịch Cty;
  • Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Cty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Cty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV/Chủ tịch Cty.  
4.3. Tổ chức quản lý công ty CP
  • Cách thức tổ chức bộ máy quản lý
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận quản lý, các chức danh quản lý
  • Cách thức tổ chức hoạt động cho bộ máy quản lý
  • Cách thức ra các quyết định quản lý.
Bộ máy quản lý Công ty cổ phần
 
Description: StationeryDescription: StationeryDescription: StationeryDescription: StationeryDescription: StationeryDescription: StationeryDescription: StationeryDescription: Stationery                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                         
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đại hội đồng cổ đông:
  • Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết;
  • Có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của Cty: sửa đổi điều lệ, tổ chức lại, giải thể Cty;
  • Bầu, miễn nhiệm thành viên HĐQT, Ban KS;
  • Quyết định đầu tư, bán tài sản bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất.
  • Quyết định mua lại hơn 10% tổng số CP đã bán.
Hội đồng quản trị
  • Là cơ quan quản lý Cty;
  • Thông qua HĐ có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị TS của Cty;
  • Bổ nhiệm, ký HĐ thuê Giám đốc;
  • Quyết định thành lập Cty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, góp vốn vào các DN khác.
Ban kiểm soát:
  • Do đại hội đồng CĐ bầu;
  • TV BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của TV HĐQT, GĐ; không được giữ các chức vụ quản lý công ty;
  • Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty;
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Các sai sót thường gặp trong việc tổ chức quản lý DN:
  • Không thành lập bộ máy quản lý DN đúng pháp luật và điều lệ; tổ chức hoặc tổ chức bộ máy quản lý DN không đúng.
  • Không tổ chức hoạt động quản lý quy định của Điều lệ và pháp luật.
  • Ra các quyết định quản lý không đúng, không có hiệu lực quản lý.
Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
  • Họp thường niên ít nhất 1 năm/ lần (trong thời hạn 4 tháng từ ngày kết thúc năm tài chính), có thể họp bất thường.
  • Thẩm quyền triệu tập họp: (Điều 97 LDN 2005)
  • Hội đồng quản trị;
  • Ban kiểm soát (nếu HĐQT không triệu tập họp);
  • Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu > 10% tổng số cổ phần phổ thông ít nhất 6 tháng liên tục hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ (nếu BKS cũng không triệu tập họp).
Thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ của HĐQT
  • Ra Quyết định triệu tập họp
  • Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông: dựa trên sổ đăng ký cổ đông; chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc (hoặc theo Điều lệ);
  • Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
  • Lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, dự thảo nghị quyết từng vấn đề, xác định thời gian và địa điểm họp;
  • Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 7 ngày LV trước ngày khai mạc (thư đảm bảo + website)
Họp Đại hội đồng cổ đông: Điều kiện, thể thức họp và biểu quyết:
Điều kiện họp hợp lệ:
  • Triệu tập lần 1: có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (theo ĐL);
  • Triệu tập lần 2 (30 ngày): số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số CP có quyền biểu quyết.
  • Triệu tập lần 3 (20 ngày): không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần.
Họp Đại hội đồng cổ đông (tiếp):
Thể thức họp và biểu quyết: (Điều 103 LDN)
  • Trước ngày khai mạc, phải đăng ký việc dự họp ĐHĐCĐ;
  • Phiên khai mạc phải công bố Biên bản thẩm tra tư cách cổ đông;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ toạ; Chủ tịch cử thư ký; ĐHĐCĐ bầu Ban kiểm phiếu;
  • Thông qua Chương trình và nội dung họp;
Biểu quyết tại ĐHĐCĐ
  • Thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình.
  • Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến.
  • Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp.
Thông qua quyết định của ĐHĐCĐ
  • Bầu thành viên HĐQT và BKS: bầu dồn phiếu.
  • Quyết định về:
 
           
  Rounded Rectangle: Loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán;
   
 
      Rounded Rectangle: số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
  Rounded Rectangle: sửa đổi, bổ sung Điều lệ
 
  Rounded Rectangle: tổ chức lại, giải thể công ty
 
 
  Rounded Rectangle: đầu tư/ bán TS bằng hoặc lớn hơn 50% tổng TS ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
  • Các quyết định khác: số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
Bầu dồn phiếu:
* Bỏ phiếu
  • Mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số CP sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS.
  • Cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho 1 hoặc 1 số ứng cử viên.
* Kết quả
  • Người trúng cử được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp.
  • Nếu từ 2 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau => bầu lại các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí theo quy chế bầu cử hoặc Điều lệ cty.
Hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ:
  • Nghị quyết, biên bản họp phải được thông qua tại cuộc họp, được gửi đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.
  • Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
  • Trình tự và thủ tục triệu tập họp không thực hiện đúng;
  • Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Họp Hội đồng quản trị
  • Điều kiện hợp lệ của cuộc họp HĐQT:
+ Triệu tập lần 1: có ít nhất 3/4 tổng số thành viên dự họp.
+ Triệu tập lần 2 (trong thời hạn 15 ngày từ ngày dự định họp lần thứ nhất): quá nửa số thành viên dự họp.
  • Quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số. Nếu số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT.

5. Các sai sót thường gặp trong việc tổ chức quản lý DN và một số khuyến nghị

  • Không thành lập bộ máy quản lý DN đúng pháp luật và điều lệ.
  • Không tổ chức hoạt động cho bộ máy quản lý.
  • Nhầm lẫn về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận quản lý, các chức danh quản lý.
  • Việc triệu tập họp, khai mạc cuộc họp không đúng.
  • Thủ tục, điều kiện thông qua các quyết định không đúng.
  • Ra các quyết định quản lý sai thẩm quyền, sai thể thức…
Tình huống:
A, B, C góp vốn thành lập CTy CP. Các cổ đông sáng lập cử A làm Tổng GĐ và là người đại diện theo pháp luật của CTy. Sau khi được ĐKKD, Đại hội cổ đông họp và bầu TV Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, TGĐ, các TV Ban kiểm soát và Trưởng ban kiểm soát.
Nhận xét về cách làm trên?
Tình huống:
Công ty cổ phần Biển Đông được hình thành từ việc cổ phần hóa công ty nước ngoài. Ông A là Chủ tịch HĐQT, ông B là Tổng giám đốc. Do mâu thuẫn, A triệu tập cuộc họp HĐQT và ra quyết định miễn nhiệm chức vụ TGĐ của ông B và bổ nhiệm C làm TGĐ. Ông B không “tâm phục, khẩu phục” nên không chịu bàn giao công việc. Ông B đến nhờ tư vấn để hủy quyết định miễn nhiệm chức vụ TGĐ.
Cần lưu ý đến những vấn đề gì để tư vấn cho B? 
Một số khuyến nghị
  • Rất coi trọng việc xây dựng Điều lệ; các quy chế hoạt động của các bộ phận quản lý, đồng thời thường xuyên rà soát để chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn.
  • Quy trình hóa các công việc cần tiến hành khi tổ chức hoạt động cho các bộ phận quản lý; mẫu hóa các văn bản kèm theo (Giấy mời họp; Biên bản; Nghị quyết, Quyết định…).
  • Rất chú trọng xác định quyền hạn của từng bộ phận quản lý, từng chức danh quản lý, tuyệt đối không nhầm lẫn.
  • Sớm phát hiện các sai sót để sớm khắc phục, sửa chữa trước khi xảy ra hậu quả.
 

Phạm Nguyệt Hằng (tổng hợp)