Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Cổng thông tin điện tử
Trang chủ
Đăng nhập
TIN HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ BỘ NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH 585
VĂN BẢN
GIỚI THIỆU VĂN BẢN CHÍNH SÁCH
ĐIỀU ƯỚC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT KINH DOANH
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
DIỄN ĐÀN
Đánh giá về hệ thống quy định pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Việt Nam và ý nghĩa của sự hợp tác của Jica với VN
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các Bộ/Ngành, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam rà soát, đánh giá quy định của Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tại Nhật Bản, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện củ yếu thông qua tổ chức mạng lưới luật sư thuộc Liên đoàn Luật sư Nhật Bản, cơ quan nhà nước gần như không tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Hình thức hỗ trợ chủ yếu là tư vấn pháp luật miễn phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy, Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong công tác hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp? Đâu là yếu tố quan trọng trong quá trình sửa đổi, xây dựng một Nghị định mới về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã có cuộc trao đổi với
Ông MATSUO Nobuhiro – Chuyên gia pháp lý của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam
để lắng nghe chia sẻ của Ông xung quanh vấn đề này.
Câu hỏi:
Thưa Ông, với tư cách chuyên gia pháp lý của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ông đánh giá như thế nào về hệ thống quy định pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay?
Với tư cách là một chuyên gia của Dự án Jica về hỗ trợ pháp luật của Việt Nam, cảm nhận của tôi là hệ thống pháp luật Việt Nam đã được xây dựng rồi. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể áp dụng đúng những hệ thống luật này, thì xét về góc độ của những người thi hành luật họ mong rằng sẽ có một hệ thống luật dễ hiểu và dễ thực thi. Nếu luật này có những mâu thuẫn với luật khác thì sẽ rất khó thực thi. Và khi xây dựng Nghị định sửa đổi hoặc Nghị định mới để thay thế Nghị định 66 thì đây có thể là Nghị định sẽ liên quan đến nhiều bộ ban ngành và nhiều cơ quan khác nhau. Vì vậy, để có tiếng nói chung thì chúng ta cần có nhiều thời gian và còn bàn thảo nhiều. Hi vọng rằng, chúng ta có thể xây dựng được một Nghị định không mâu thuẫn, không trùng lặp với luật khác và là một Nghị định dễ thực thi, dễ hiểu.
Vậy, việc hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật này có ý nghĩa như thế nào, thưa Ông?
Việc rà soát, đánh giá quy định của Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để từ đó sửa đổi Nghị định là hoạt động sáng kiến chung Nhật Việt. Ở Nhật, doanh nghiệp nhỏ và vừa được quan tâm bởi vì hoạt động của DN gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội. Và ở Việt Nam, theo chúng tôi cũng cần có Nghị định thực hiện được cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc này. Đây là một hoạt động rất tốt. Với tư cách là một chuyên gia trong Dự án về hỗ trợ pháp luật của Việt Nam, tôi thấy rằng rất vui vì sự hỗ trợ và sự hỗ trợ và hợp tác của Nhật Bản rất có ý nghĩa với Việt Nam.
Tác giả:
Trần Minh Sơn (sưu tầm)
In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
Một số chuyển đổi trong hoạt động của doanh nghiệp - thủ tục và hậu quả pháp lý
(21/11/2017)
Phá sản doanh nghiệp, những vấn đề cần quan tâm, lưu ý
(21/11/2017)
Đánh giá kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho DN trong thời gian qua + tác động tới cộng đồng DN, đặc biệt là DNNVV
(20/11/2017)
Những thách thức và lợi ích của Ngành Dệt may khi Việt Nam tham gia và ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới FTA
(20/11/2017)
Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sửa dụng đất và tài sản gắn liền với đất
(20/11/2017)
Thủ tục sa thải người lao động và những nội dung doanh nghiệp cần lưu ý
(20/11/2017)
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
(19/11/2017)
Những lưu ý khi thành lập công ty năm 2017
(19/11/2017)
Luật Xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017, những nội dung quan trọng doanh nghiệp và người lao động Việt Nam cần biết
(19/11/2017)
Biện pháp tự vệ trong Phòng vệ thương mại
(17/11/2017)