Đánh giá kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho DN trong thời gian qua + tác động tới cộng đồng DN, đặc biệt là DNNVV

Để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, điều này đã được Chính phủ cụ thể hóa bằng Nghị định 66 năm 2008 về “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”, tiếp đó, là Đề án hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2014 và kéo dài đến năm 2020. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, mặc dù còn những khó khăn, hạn chế, tuy nhiên, không thể phủ nhận hiệu quả tích cực mà hoạt động hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy, kết quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được nhìn nhận như thế nào?  Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Duy Lãm – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư pháp để lắng nghe chia sẻ của Ông về vấn đề này.
Câu hỏi:
  1. Thưa Ông, là người tham gia vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Ông đánh giá như thế nào về kết quả của công tác này trong thời gian qua?
  • Đánh giá về công tác hỗ trợ pháp lý: Nhìn một cách tổng thể, ở tất cả các địa phương đều có các kế hoạch để triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nhiều Bộ/Ngành có đầu tư cho hoạt động này.
  • Công tác hỗ trợ pháp lý cho DN được triển khai dưới nhiều hình thức như: Cung cấp thông tin pháp lý cho DN thông qua kênh thông tin đại chúng, tập huấn, đào tạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tọa đàm, đối thoại, kể cả xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật ở những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ đo, cung cấp thông tin pháp luật kinh doanh cho DN, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Các hoạt động này vừa cung cấp thông tin pháp luật cho DN vừa lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, từ đó có đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, để làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
  • Đến nay, có thể nói, tác động của chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN đã thể hiện rất rõ. Ví dụ, về mặt nhận thức, từ các lãnh đạo, chủ DN cho đến các cán bộ trong doanh nghiệp; thứ hai về kiến thức pháp luật, kể cả người lao động cũng nhận thức tốt hơn về các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động và các vấn đề khác; thứ ba là về hoàn thiện và thực thi pháp luật, rõ ràng, qua phản ánh của DN, các cơ quan chức năng nghiên cứu, có định hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật.
 
Qua gần 10 năm thực hiện, Nghị định 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vậy, để khắc phục những bất cập, hạn chế này cũng như nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý, Ông có đề xuất, kiến nghị gì?
  • Luật Hỗ trợ DNNVV mới có K3 Điều 14 quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đây là quy định chung, cần có hướng dẫn cụ thể của Chính phủ.
  • Để thực hiện K3.Điều 14 của luật cần NĐ mới thay thế Nghị định 66. Và trong Nghị định mới này, cần quy định rõ cụ thể nội dung công việc, tinh thần 66 + NĐ mới; thứ hai là trách nhiệm của các cơ quan, các Bộ, ngành như thế nào..
Lần này cần quy định cả trách nhiệm của tổ chức đại diện DN, thậm chí là DN. Bởi lẽ, thực tế hiện nay, các chủ DN rất ít tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo pháp luật, trong khi đối tượng chúng ta hướng đến lại là những người này. Hơn nữa, lần này, chúng ta phải sửa đổi sao cho chính DN khuyến khích người lao động tham gia để nâng cao sự hiểu biết pháp luật của cả NLĐ. Luật Phổ biến GDPL đã quy định NSDLĐ phải bố trí thời gian và điều kiện cần thiết để bảo đảm giao dục pháp luật cho NLĐ…

Trần Minh Sơn (sưu tầm)