Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh qua Di chúc của ngườiQua học tập, nghiên cứu tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, bản thân tôi rất tự hào và xúc động trước những hành động, cử chỉ, tác phong cụ thể của Người; hành động, cử chỉ, tác phong đó không phải cho cá nhân của Bác mà cho cả dân tộc ta và nhân dân thế giới.
Nghĩ về Bác - lòng con trong sáng hơn, đó là suy nghĩ của bản thân tôi nhằm học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ ngày một tốt hơn. Vâng, khi còn sống Người nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc đó là nước nhà hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” và trước khi Người vĩnh biệt chúng ta Người cũng chỉ có một điều mong muốn cuối cùng đó là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trong bản di chúc, Bác đã để lại rất nhiều điều căn dặn chúng ta, trong đó Bác nhấn mạnh “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của đảng và của dân ta, các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết của đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, điều này Bác cũng đã nói tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961 “Đoàn kết - Đoàn kết - Đại đoàn kết; Thành công - Thành công - Đại thành công”. Người gửi đến quốc dân đồng bào thông điệp về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự.
Trong Đảng, Bác yêu cầu phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng nhưng mà phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau (ý của Bác là không được lợi dụng vào việc phê và tự phê để trù dập, hạ uy tín và nói xấu lẫn nhau mà cần phải có tinh thần đồng chí anh, em yêu thương lẫn nhau; tục ngữ có câu Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn, vì vậy bác mong muốn chúng ta cần phải có tình thần đoàn kết và yêu lẫn nhau); Bác cũng nhấn mạnh mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Bác yêu cầu là phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Về đoàn viên thanh niên, Bác nói “Đoàn viên và Thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bác nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”
Vâng! và rất nhiều lời căn dặn nữa đối với chúng ta trước lúc Người đi xa. Để học tập tốt tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, bản thân tôi nghĩ rằng, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao tinh thần tự giác, luôn học hỏi và hăng hái, xung phong thực hiện tốt những lời dạy của Người, cụ thể là:
1. Luôn nêu cao sự đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị; phát huy tính dân chủ, nêu gương, xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh.
2. Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên cương vị, vị trí công tác nhằm phục vụ công tác và học tập ngày một tốt hơn, nói đi đôi với làm.
3. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết đại hội đảng toàn quốc; các cuộc vận động học tập của các cấp….
4. Luôn tự phê bình và phê bình với thái độ công tâm, xây dựng; chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi; đưa các chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, không quan liêu xa dân.
5. Gương mẫu trong các hoạt động, xây dựng gia đình văn hóa, ấm no hạnh phúc, không mắc tệ nạn xã hội.
6. Quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng (học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh); quyết tâm chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng như: bệnh nể nang, kéo bè kéo cánh, cá nhân, hữu danh vô thực, lười biếng, tham ô.
7. Có tinh thần học hỏi, giúp đỡ, cầu thị trong công việc, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với nhân dân; sống trong sáng, giản dị.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh qua Di chúc của người
25/04/2019
Qua học tập, nghiên cứu tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, bản thân tôi rất tự hào và xúc động trước những hành động, cử chỉ, tác phong cụ thể của Người; hành động, cử chỉ, tác phong đó không phải cho cá nhân của Bác mà cho cả dân tộc ta và nhân dân thế giới.
Nghĩ về Bác - lòng con trong sáng hơn, đó là suy nghĩ của bản thân tôi nhằm học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ ngày một tốt hơn. Vâng, khi còn sống Người nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc đó là nước nhà hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” và trước khi Người vĩnh biệt chúng ta Người cũng chỉ có một điều mong muốn cuối cùng đó là: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trong bản di chúc, Bác đã để lại rất nhiều điều căn dặn chúng ta, trong đó Bác nhấn mạnh “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của đảng và của dân ta, các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết của đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, điều này Bác cũng đã nói tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961 “Đoàn kết - Đoàn kết - Đại đoàn kết; Thành công - Thành công - Đại thành công”. Người gửi đến quốc dân đồng bào thông điệp về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự.
Trong Đảng, Bác yêu cầu phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng nhưng mà phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau (ý của Bác là không được lợi dụng vào việc phê và tự phê để trù dập, hạ uy tín và nói xấu lẫn nhau mà cần phải có tinh thần đồng chí anh, em yêu thương lẫn nhau; tục ngữ có câu Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn, vì vậy bác mong muốn chúng ta cần phải có tình thần đoàn kết và yêu lẫn nhau); Bác cũng nhấn mạnh mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Bác yêu cầu là phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Về đoàn viên thanh niên, Bác nói “Đoàn viên và Thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bác nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Vâng! và rất nhiều lời căn dặn nữa đối với chúng ta trước lúc Người đi xa. Để học tập tốt tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, bản thân tôi nghĩ rằng, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao tinh thần tự giác, luôn học hỏi và hăng hái, xung phong thực hiện tốt những lời dạy của Người, cụ thể là:
1. Luôn nêu cao sự đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị; phát huy tính dân chủ, nêu gương, xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh.
2. Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên cương vị, vị trí công tác nhằm phục vụ công tác và học tập ngày một tốt hơn, nói đi đôi với làm.
3. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết đại hội đảng toàn quốc; các cuộc vận động học tập của các cấp….
4. Luôn tự phê bình và phê bình với thái độ công tâm, xây dựng; chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi; đưa các chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, không quan liêu xa dân.
5. Gương mẫu trong các hoạt động, xây dựng gia đình văn hóa, ấm no hạnh phúc, không mắc tệ nạn xã hội.
6. Quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng (học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh); quyết tâm chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng như: bệnh nể nang, kéo bè kéo cánh, cá nhân, hữu danh vô thực, lười biếng, tham ô.
7. Có tinh thần học hỏi, giúp đỡ, cầu thị trong công việc, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với nhân dân; sống trong sáng, giản dị.