Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

12/10/2018
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đến sự nghiệp giáo dục con người. Trong giáo dục đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phương thức nêu gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt và rất sáng tạo phương thức truyền thống của dân tộc ta đó là: “ Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo”, có nghĩa là: trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn dân, vì vậy ai cũng luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.

Nêu gương đạo đức, trước hết là yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Tổ chức chính trị - xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng nhân dân  rất tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” . Ngược lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự tha hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đền hành vi đạo đức, lối sống ý thức kỷ luật, pháp luật của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt yêu cầu cao nhưng lại rất sát thực đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, là phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, tự mình gương mẫu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, có làm như vậy mới mới tăng được tính thuyết phục trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân. Từ thực tiễn sinh động trong hoạt động cách mạng vì nước vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, điều đặc biệt nổi bật và dễ nhận thấy nhất ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động và tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng trong toàn xã hội, phong trào “Người tốt, việc tốt”. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu nhanh chóng biểu dương những tấm gương “Người tốt, việc tốt”, động viên, khuyến khích bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm phát triển cái tốt, việc tốt, để chống lại cái xấu, vì mục tiêu xây dựng con người mới, làm cho xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Mỗi khi đọc báo chí thấy tấm gương “Người tốt, việc tốt” nào, nhất là người khởi xướng phong trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh liền cử cán bộ đi xác minh và tặng “Huy hiệu Bác Hồ”  cho người có thành tích xứng đáng. Cả nước đã có 5.000 người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng “Huy hiệu Bác Hồ”. Việc nêu gương “Người tốt, việc tốt” đã có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức. Qua đó, mỗi người đều nhận thấy  mình có thể noi gương tốt và làm việc tốt để trở thành người có ích cho xã hội. Ai cũng có thể nêu gương về đạo đức cho người khác học tập và ai cũng cần học tập những gương “Người tốt, việc tốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
    Tư tưởng về việc sử dụng những tấm gương “Người tốt, việc tốt” để giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân không chỉ thể hiện sự quan tâm đến phát triển đạo đức xã hội nói chung mà còn thể hiện niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào con người, vào khả năng tự giải phóng của mọi tầng lớp trong xã hội về mặt tinh thần khỏi mọi kỳ thị của hệ tư tưởng thống trị trong xã hội cũ. Tư tưởng đó thể hiện sự bao quát, tầm nhìn của vị lãnh tụ tối cao của đất nước đối với công tác giáo dục đạo đức, cũng như hiệu quả của công tác này trong việc xây dựng chế độ, xã hội mới.
     Thấm nhuần sâu sắc đạo đức, tác phong Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban  Chấp hàng Trung ương  Đảng. Trung ương đã nhấn mạnh, nếu gần 200 Uỷ viên Trung ương khóa XII, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sự lan tỏa rất lớn , tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào Ban Chấp hành Trung ương.
     Vận dụng phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương  thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XI của Đảng về việc nêu gương vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên có tác dụng rất lớn xây dựng các tổ chức đảng, nhà nước, các tổ chức chính tri – xã hội trong sach, vững mạnh. Trong  thực  hiện phương pháp nêu gương về rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, không chỉ dừng lại là việc biểu dương những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, mà điều quan trọng là phải nuôi dưỡng  và nhân rộng những những điển hình đó. Đồng thời phải kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện của tư tưởng tự mãn, chủ quan, dừng lại, hoặc chỉ dựa vào những truyền thống đã có để khếch trương thành tích. Thực hiên nêu gương cần phải luôn gắn liền nhân rộng các điển hình tiên tiến, kịp thời tuyên truyền rộng rãi những kinh nghiệm tốt trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng.
     Để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập và làm theo nêu gương về đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần nghiên cứu và thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
Một là, “Nói đi đôi với làm”, chúng ta đang đối mặt với diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cải lương về chính trị, kinh tế, không thể không ảng hưởng đến tư tưởng và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, nói đi đôi với làm theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, theo tiêu chí, chuẩn mực đạ đức cách mạng càng trở nên hết sức cần thiết đối với việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tránh “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”, ‘nói một đường, làm một nẻo”.
     Hai là, thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình, việc làm theo tư tưởng và tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phương pháp nêu gương, đòi hỏi cán bộ, đảng viên ở bất kỳ vị trí công tác nào cũng phải nêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình. Quần chúng nhân dân luôn chú ý tới lời nói và việc làm của cán bộ, đảng viên, để xen có nên noi theo hay không noi theo. Cũng qua đó, họ biết rất rõ cán bộ, đảng viên có những ưu điểm, nhược điểm nào và đã sửa chữa đến đâu, cán bộ, đảng viên càng ở vị trí cao, vị trí quan trọng, nhất là người đứng đầu càng phải hết sức nêu gương tự phê bình và phê bình về phẩm chất đạo đức, lối sông ở mọi lúc, mọi nơi và “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”.
     Bà là, luôn nâng cao ý thức tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: Đạo đức cách mạng không phải ở trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Như vậy, việc nêu gương tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên đây là một quá trình mài ngọc và luyện vàng, để mỗi người không ngừng hoàn thiện về nhân cách, nâng cao đạo đức, ý thức và phẩm chất cách mạng. Thực tế đã chứng minh, trong cơ chế thị trường, nếu không kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng , kiêm định mục tiêu xã hội chủ nghĩa , không thường xuyên tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng thì cán bộ, đảng viên rất dễ bị sa ngã trước áp lực của đồng tiền và những lợi ích vất chất khác lôi kéo, dễ bị lung lay, nếu bản lĩnh chính trị không vững vàng, không tự tu dưỡng đạo đức và rèn luyện đạo đức cách mạng.
Nguyễn Quốc Huy - Chủ tịch Hội CCB cơ quan Bộ Tư pháp