Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh thời thường dùng từ “Thủ trưởng” hoặc “Người phụ trách”, trong các văn kiện của Đảng thời gian qua sử dụng khái niệm “Người đứng đầu”.
Một trong những yêu cầu hết sức quan trọng của người đứng đầu là phải nắm chắc lý luận, nhưng không được “
lý luận suông”, mà phải có năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn. Trong mọi công tác, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, người đứng đầu có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, cần có sự vững vàng, không thay đổi những vấn đề thuộc về nguyên tắc, đó là những vấn đề mang tính chiến lược, quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước là
“Bất biến, phải giữ như sắt, đá”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mục tiêu đặt ra của người đứng đầu phải cụ thể trong từng giai đoạn. Trong Di chúc của Người đã nói lên mong muốn cuối cùng, cũng là mục tiêu chung của cách mạng nước ta là:
“Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay, Đảng ta luôn khẳng định : Nhiệm vụ xây dựng, đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý ở nước ta là thực sự dân chủ, kỹ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm. Theo đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục yêu cầu trong công tác xây dựng Đảng, đối với cán bộ, đảng viên phải xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm.
Nhìn chung, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị là đảng viên. Do đó, người đứng đầu có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu bao gồm tổng hợp các biện pháp, phương pháp, cách thức riêng, tiêu biểu mà người đứng đầu sử dụng hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của mình. Phong cách được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiên chính trị, điều kiện sống của người đứng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, nhắc nhở về phong cách của người đứng đầu là: Phong cách dân chủ, nhưng quyết đoán; lãnh đạo sát sao, quyết đoán, khéo dùng người, trọng dụng người, cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo, các nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:
I. Phong cách dân chủ nhưng quyết đoán
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức phải: “
Gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp xếp nó thành thành những ý kiến có tính hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giả thích cho quần chúng, làm nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó”. Đồng thời, nhân lúc thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, truyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế thì lần sau sẽ đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt.
Trong nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn đảng, cải cách tổ chức, bộ máy nhà nước và nhiều công việc khác của Đảng và Nhà nước ta, cần phải thực hành
“Liên kết sự lãnh đạo với quần chúng và liên kết chính sách chung với sự chỉ đạo riêng”, tức là vận dụng quan điểm, đường lối chung phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh như vậy mới thật là biết lãnh đạo, quản lý.
Phong cách lãnh đạo dân chủ phải dựa vào quần chúng, đó là: Là người lãnh đạo, nhất là người đứng đầu không được quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân. Phải biết đời sống thực của quần chúng nhân dân như thế nào, khả năng thực của nhân dân ra sao? Họ đang nghĩ gì và đang mong muốn những gì?. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của người đứng đầu phải phù hợp với quần chúng, phản ánh đúng được nguyện vọng của quần chúng. Người đứng đầu phải biết được những băn khoăn, trăn trở của dân để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, dẫn đến tình trạng người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không muốn phê bình, làm cho cấp trên, cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng, nhân dan với đảng xa rời nhau, không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong khi làm việc. Bác Hồ chỉ rõ: Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong đảng. Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì họ không phải không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất hết dân chủ trong đảng. Thế là nội đảng âm u, cán bộ trở nên như những cái máy, trong lòng uất ức, không dám nói, do uất ức mà hóa ra oán ghét, chán nản.
Bác Hồ yêu cầu người đứng đầu phải có phong cách làm việc thực sự dân chủ chứ không phải giả tạo, hình thức để che lấp ý đồ xấu của cá nhân. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Người đứng đầu, là người có trọng trách trong tập thể, vừa phải thực hành dân chủ, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời phải quyết đoán, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và dám ra quyết định, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây là việc thực hiện đúng nguyên tắc
“Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Một người dù có tài giỏi đến đâu, cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, cũng không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống của xã hội. Do đó, cần có cách làm việc tập thể để phát huy trí tuệ của tập thể, trí tuệ của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành niệm vụ của một tập thể, một địa phương, mà nếu chỉ riêng người cán bộ lãnh đạo, quản lý thì không làm nổi. Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cán nhân phụ trách là nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý, có ý thức tập thể cao, tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không có những kịp thời, đáp ứng yêu cầu và công việc không thể tiến triển được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trách nhiệm của người đứng đầu phải được đề cao, đôi khi mạng tính quyết định đến hiệu quả công việc. Phong chách làm việc của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải kết hợp thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán, chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, kịp thời đưa ra quyết định đúng. Trong những thời điểm quyết định, người lãnh dạo, quản lý, phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết định điều có liên quan trực tiếp đến việc tận dụng được thời cơ. Bác Hồ đã dạy:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công”.
Kết hợp giữa tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách của người đứng đầu, lãnh đạo để khắc phục những biểu hiện coi thường tập thể, hoặc ngược lại, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không dám quyết đoán, không dám nêu cao trách nhiệm cá nhân, làm việc trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo.
II. Phong cách lãnh đạo sâu sát
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là tấm gương sáng về phong cách lãnh đạo sâu sát, theo tài liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉ tích trong 10 năm xây dựng CNXH ở Miền Bắc (1955-1965), mặc dù tuổi đã cao, sức yếu, công việc lại bộn bề. Nhưng Bác Hồ đã đi thăm trên 700 địa điểm ở các địa phương, nông trường, xií nghiệp, đơn vị bộ đội, Hợp tác xã nông nghiệp,,,từ miền núi đến hải đảo xa để thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ, xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Hàng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo, đọc thư của đồng bào gửi đến, thấy những ý kiến hay, cần tiếp thu, những việc cần giải quyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đêu dùng bút đỏ đóng khung lại, chuyến đến cơ quan có trách nhiệm, yêu cầu nghiên cứu và giải quyết.
Lãnh đạo sâu sát sẽ nâng cao tính khách quan, minh bạch, tăng cương được công tác kiểm tra, giám sát, từ đó kiểm soát tốt hơn vơic việc thực thi quyền lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽ sử dụng tài sản của nhà nước, của nhân dân, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí minh yêu cầu, dựa vào quần chúng nhân dân để giám sát, kiểm tra, nhằm loại trừ các hành vi trục lợi, ăn cắp, tham ô, đục khoét, biến của công thành của riêng.
Nhiệm vụ sau khi kiểm tra, giám sát thì cái sai cần phải khắc phục, sửa chữa ngay, cái đúng cái tốt phải được động viên khen thưởng kịp thời, vì khen thưởng dúng người, đúng việc, đúng lúc sẽ động viên, giáo dục, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu nhanh chóng biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, động viên khuyến khích bằng vật chất hoặc tinh thần nhằm phát triển cái tốt, để chống lại cái xấu, vì mục tiêu xây dựng con người mới, làm cho xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Mỗi khi đọc báo chí thấy tấm gương “Người tốt, việc tốt” nào, nhất là người đi đầu khởi xướng phong trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh liền cử cán bộ đi xác minh và tặng “Huy hiệu Bác Hồ” cho người đã có thành tích xứng đáng. Cả nước đã có 5.000 người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng : “Huy hiệu Bác Hồ”.
Từ tấm gương và bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo sâu sát, soi rọi lại các việc xảy ra trong thời gian qua như: Tình trạng các Đoàn kiểm tra “Trống dong, cờ mở”, có hiện tượng
“cưỡi ngựa, xem hoa” còn khá phổ biến; nhiều chính sách, chủ trương có lợi cho dân, nhưng về cơ sở vẫn chỉ nằm trên bàn giấy, nhiều vướng mắc của người dân không được phát hiện, giải quyết, có nhiều việc bức xúc dư luận như: Tuyển dụng ồ ạt, bổ nhiệm “
thần tốc”, “nâng đỡ không trong sáng”, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động… cán bộ, công chức không bình thường trước khi người đứng đầu nghỉ chế độ, ưu ái trong tuyển dụng, bổ nhiệm người thân, người nhà, quan chức xây “biệt phủ”, công trình văn hóa không phép hoặc sai phép điển hình như: Vùng di sản Tràng An của tỉnh Ninh Bình; bổ nhiệm kiểu
“tháo khoán”, bổ nhiệm “
bừa” 23 trường hợp tại Sở Sở Nông Nghiệp Thanh Hóa vừa qua…trong các vụ việc này có trách nhiệm của người đứng đầu. Người đứng đầu, người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, trong kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị. Lãnh đạo kém phẩm chất đạo đức, không sâu sát, thiếu thực tế, xa dân, không lắng nghe dân sẽ để lại cho Đảng những hậu quả khôn lường.
III. Phong cách khéo dụng người, trọng dụng người tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Việc dùng người phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ, đúng người, đúng việc, chớ
“dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn” và phải cho họ hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Dùng người mà không đúng công việc sẽ không chạy, không được việc, làm thui chột nhân tài, có hại cho đảng và cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác cán bộ của Dảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý, phải biết trọng dụng nhân tài, nếu không sẽ làm thui chột nhân tài. Việc trọng dụng nhân tài theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải làm thường xuyên, liên tục.
“Trọng dụng nhân tài thì phải tùy tài mà dùng người, tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy”. biết dùng người như vậy ta sẽ không lo thiếu cán bộ. Do vậy, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong lúc còn bộn bề gian khó, thù trong, giặc ngoài, Người đã rất quan tâm tìm người tài để phụng sự đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:Một quốc gia một đất nước không biết sử dụng nhân tài là một khuyết điểm to, làm lãng phí vốn quý của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và kiến thiết đất nước.
IV. Phong cách cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo
Một yêu cầu quan trọng trong phong cách của người đứng đầu, người lãnh đạo là phải có sự thống nhất giữ tính Đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới.
“Trung với Đảng”, “Trung với nước”, “Hiếu với dân” là phẩm chất chính trị cơ bản, thể hiện trong mọi hoạt động của người đứng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, điều chủ chốt trong phong cách làm việc của người đứng đàu là phải “
Ra sứn làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”.
Nhiệt tình cách mạng là yếu tố có bản trong phẩm chất của người đứng đầu, người lãnh đạo. Vì có nhiệt tình cách mạng, thì mới có say mê, tận tụy với công việc, để tìm ra phương án sáng tạo nhằm thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tính cách mạng, lòng yêu nước, thương dân là động lực lớn thôi thúc người lãnh đạo, quản lý chuyên tâm, lo toan, tận tụy, say mê với công việc. Đồng thời người lãnh đạo phải có sự tìm tòi, sáng tạo, đề xuất nhưỡng ý kiến hay, những phương án tối ưu để thực thi nhiệm vụ đạt kết quả coa. Theo Bác Hồ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải là người vừa “
hồng” vừa “
chuyên”, có đạo đức cách mạng, có tinh thần anh dũng, gương mẫu, chịu đựng gian khổ, hy sinh và có năng lực thực thi nhiệm vụ được giao.
Để có tri thức khoa học, người đứng đầu, lãnh đạo phải chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về chính trị, văn hóa, nghiệp vụ cunga như nắm được tình hình trong và ngoài nước. Nếu chủ quan, tự mãn, ít nghiên cứu lý luận và thực tiễn nên gặp thuận lợi dễ lạc quan, gặp thành công sớm phải căn bệnh kiêu ngạo, khi gặp khó khăn thì dễ lúng túng, bị động, dẫn đến bi quan, dao động, lập trường cách mạng không vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên nói riêng, nhất là đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, “Học hỏi là việc phải tiếp tục, suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày thay đổi mới, nhân dân ta càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
Một trong những yêu cầu hết sức quan trọng của người đứng đầu là phải năm chắc lý luận, nhưng không được
“lý luận suông” mà phải có năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn. Trong mọi công tác, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, người đứng đầu có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII cuả Đảng của Đảng, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII và các chuyên đề về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “
tự diến biến”, ‘
tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi hỏi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp phải vừa “
hồng”, vừa
“chuyên”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Muốn vậy, Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trong việc hoạc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh./.
NGUYỄN QUỐC HUY - Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp