​​​​​​​​​​​​​​​

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022 theo Quyết định số 689/QĐ-TCT ngày 21/4/2022 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật

16/05/2022
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022  theo Quyết định số 689/QĐ-TCT ngày 21/4/2022 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 12/5/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 791/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Tư pháp theo Quyết định số 689/QĐ-TCT ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Tổ công tác) ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Tổ công tác.
Quyết định số 791/QĐ-BTP được ban hành nhằm xác định cụ thể nội dung các công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong năm 2022 của Bộ Tư pháp theo Quyết định số 689/QĐ-TCT bảo đảm hiệu quả, chất lượng. Nội dung công việc tại Quyết định số 791/QĐ-BTP bám sát yêu cầu tại Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Tổ công tác; bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ phận thường trực Tổ công tác với các đơn vị khác thuộc Bộ; giữa Bộ Tư pháp với các bộ, cơ quan ngang bộ, thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tổ chức thực hiện rà soát văn bản.
Theo Kế hoạch năm 2022, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: 
  1. Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Tổ công tác
Một trong những nhiệm vụ quan trọng Cơ quan thường trực Tổ công tác cần thực hiện trong năm 2022 đó là
Ngoài ra, dự kiến trong năm 2022, Tổ công tác sẽ tổ chức các đoàn khảo sát kết hợp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến, nắm bắt, tiếp nhận các thông tin phản ánh về nhóm văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn tại một số địa phương và các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề. Việc tổ chức các hoạt động này nhằm kịp thời tiếp nhận, trao đổi, thảo luận về các phản ánh về vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật cũng như giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật phát sinh trong quá trình rà soát văn bản.
  1. Tham gia, tổ chức rà soát một số nhóm văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành
Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, tổ chức rà soát các chuyên đề: (i) Rà soát, cho ý kiến độc lập đối với một số nội dung cụ thể tại Báo cáo số 282-BC/ĐĐQH15 ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Đảng đoàn Quốc hội liên quan đến các luật: Bộ luật Dân sự, Luật Dầu khí, Luật Thủy lợi; (ii) Rà soát quy định pháp luật về đấu giá tài sản.
Ngoài ra Bộ Tư pháp sẽ tham gia thực hiện rà soát các chuyên đề theo phân công: (i) Rà soát quy định pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, quy hoạch đô thị; (ii) Rà soát, cho ý kiến độc lập đối với một số nội dung cụ thể tại Báo cáo số 282-BC/ĐĐQH15 ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Đảng đoàn Quốc hội liên quan đến các luật: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Phí và Lệ phí; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Điện lực; (iii) Rà soát, cho ý kiến độc lập đối với một số nội dung liên quan đến các luật: Luật Hợp tác xã; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Luật Doanh nghiệp; Luật Quy hoạch.
N.T.T - Thường trực Tổ công tác rà soát văn bản của Thủ tướng Chính phủ


Các tin khác