Hội thảo Góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) 10/09/2024

Chiều 9/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)”.

Công chứng điện tử hợp xu thế nhưng cần quy định chặt chẽ 09/09/2024

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Các nội dung liên quan đến công chứng điện tử, dữ liệu công chứng, tuổi hành nghề của công chứng viên... được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.

Rà soát, hoàn thiện quy định về nghĩa vụ của công chứng viên 04/09/2024

Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024). Liên quan tới quy định về nghĩa vụ của công chứng viên (CCV) gia nhập Hội CCV, dự thảo luật đề xuất chỉnh lý theo hướng, giữ quy định về nghĩa vụ của CCV trong việc gia nhập Hội CCV tại địa phương nơi muốn hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề; đồng thời bổ sung, làm rõ một số căn cứ tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong trường hợp CCV bị xóa tên khỏi danh sách hội viên Hội CCV hoặc bị khai trừ khỏi Hội CCV…

Mô hình nào cho Văn phòng công chứng hoạt động hiệu quả? 28/08/2024

Chiều 28/8, tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Các vấn đề lớn được thảo luận như mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng, các loại giao dịch phải công chứng, các quy định nhằm khắc phục hạn chế, bất cập hiện hành.

Đề nghị giữ nguyên quy định về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng 14/08/2024

Chính phủ đề nghị tiếp tục kế thừa Luật Công chứng hiện hành, theo đó quy định mô hình tổ chức của văn phòng công chứng chỉ là công ty hợp danh nhằm bảo đảm tính ổn định của loại hình tổ chức này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.

Xây dựng khung pháp lý phù hợp cho công chứng điện tử 05/08/2024

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua đã bổ sung quy định về công chứng điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong hoạt động công chứng. Tán thành cao với quy định này, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng công chứng điện tử cần có lộ trình hợp lý, bước đi thận trọng.

Tính toán kỹ việc quy định loại hình tổ chức hành nghề công chứng 15/07/2024

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc, tính toán kỹ việc quy định loại hình tổ chức hành nghề công chứng.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề Công chứng viên 15/07/2024

Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

Không thương mại hóa dịch vụ công chứng 25/06/2024

Giải trình về việc cấm tổ chức hành nghề công chứng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, với cách tiếp cận đây là dịch vụ công thì không thương mại hóa hoạt động công chứng.

Sửa đổi toàn diện Luật Công chứng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống 17/06/2024

Chiều 17/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Đổi mới hoạt động công chứng nhằm bắt kịp xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 09/05/2024

Ngày 09/5, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng pháp luật và việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tổ chức và hoạt động công chứng”. Đồng chí Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng và đồng chí Dương Bạch Long, Trưởng Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý ngành đồng chủ trì Hội thảo.

Nhiều vấn đề đặt ra trong sửa đổi Luật Công chứng 01/04/2024

Bên cạnh kết quả đã đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 đã và đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng 25/03/2024

Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Tọa đàm đóng góp ý kiến dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên 22/03/2024

Ngày 22 /3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm đóng góp ý kiến dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) chủ trì tọa đàm.

Đề xuất Công chứng viên được chứng thực chữ ký người dịch 18/03/2024

Đây là điểm mới nhận được nhiều sự quan tâm tại dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân vì có thêm lựa chọn khi có nhu cầu chứng nhận bản dịch, đồng thời góp phần giảm tải công việc cho các Phòng Tư pháp cấp huyện đang thực hiện nhiệm vụ này.