Xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp cho chuyển đổi số trong hoạt động công chứng
07/11/2024
Theo các ĐBQH việc bổ sung quy định về công chứng điện tử là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động công chứng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các giao dịch dân sự, kinh tế… Tuy nhiên, cần rà soát quy định tại dự thảo Luật đảm bảo đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành; có lộ trình, bước đi phù hợp với cơ sở dữ liệu trong hoạt động này.
Đảm bảo công bằng và ổn định trong hoạt động công chứng
05/11/2024
Theo Chương trình làm việc, tại Đợt 2, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát, không quy định về thời hạn được phép tham gia hoặc thành lập Văn phòng công chứng đối với công chứng viên của Phòng công chứng nhằm đảm bảo công bằng và ổn định trong hoạt động công chứng.
Cân nhắc không giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng
01/11/2024
Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Qua thảo luận phiên toàn thể, nhiều nội dung tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo Luật lần này đã nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao từ các đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng đề nghị, cần rà soát, cân nhắc không giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng viên.
Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động công chứng tại những địa bàn khó khăn
28/10/2024
Tiếp thu, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu tại Phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, bên cạnh mô hình công ty hợp danh văn phòng công chứng sẽ được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp tư nhân ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; tiêu chí xác định địa bàn được phép thành lập sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết....
Bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng
25/10/2024
Chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.
Nên giữ thủ tục “công chứng văn bản khai nhận di sản” trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
25/10/2024
Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường trong phiên họp chiều 25/10. Đây là dự án luận có tính chuyên môn sâu và tầm ảnh hưởng lớn, nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Nhằm cung cấp thêm góc nhìn chuyên sâu về dự án luật này, Trang Xây dựng và hoàn thiện thể chế, Bộ Tư pháp trân trọng giới thiệu bài viết "Nên giữ thủ tục “công chứng văn bản khai nhận di sản” trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)".
Xây dựng dữ liệu, công khai các giao dịch phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật
19/09/2024
Vừa qua, nêu quan điểm tại Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)” do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân tán thành không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng đồng thời bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng dữ liệu và công bố về các giao dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Kiên Giang: Đóng góp dự án Luật Công chứng (sửa đổi)
19/09/2024
Chiều 18-9, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp đóng góp dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để làm cơ sở cho đoàn tham gia đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.