Hồ sơ, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng là hợp tác xãVừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 22/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-NHNN ngày 12 tháng 03 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-NHNN).Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị thay đổi tên
Theo quy định cũ tại Thông tư số 05/2018/TT-NHNN, để thay đổi tên, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải lập hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi tên, gồm tối thiểu các nội dung: tên được quy định trong Giấy phép, tên dự kiến thay đổi đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan về việc đặt tên, lý do thay đổi; quyết định của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi tên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với tên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo Thông tư số 22/2022/TT-NHNN, quy định này được sửa thành: Hồ sơ đề nghị gồm văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi tên theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi tên. Sau khi lập hồ sơ, tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi hồ sơ tới Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với tên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính
Theo Thông tư số 22/2022/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính; Văn bản, tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng là hợp tác xã có quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải hoạt động tại địa điểm mới. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã không hoạt động tại địa điểm mới, quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép hết hiệu lực.
Trong thời hạn 15 ngày trước ngày hoạt động tại địa điểm mới, tổ chức tín dụng là hợp tác xã có văn bản báo cáo ngày dự kiến bắt đầu hoạt động tại địa điểm mới gửi Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được hoạt động tại địa điểm mới nếu trụ sở chính không đáp ứng yêu cầu về địa điểm dự kiến thay đổi theo như cam kết trong Đơn đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.
Trường hợp thay đổi địa chỉ nhưng không phát sinh thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa chỉ đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị thay đổi mức vốn Điều lệ
Theo Thông tư số 22/2022/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị gồm:
Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau: Mức vốn điều lệ hiện tại; mức vốn điều lệ dự kiến thay đổi; lý do và sự cần thiết của việc thay đổi mức vốn điều lệ
Phương án tăng mức vốn điều lệ bao gồm tối thiểu các nội dung: Nguồn sử dụng để bổ sung vốn điều lệ; nguồn sử dụng để hoàn trả vốn góp cho thành viên và mức độ đáp ứng các điều kiện để hoàn trả vốn góp cho thành viên (nếu có)
Phương án giảm mức vốn điều lệ bao gồm tối thiểu các nội dung: Nguồn sử dụng để bổ sung vốn điều lệ (nếu có); nguồn sử dụng để hoàn trả vốn góp cho thành viên và mức độ đáp ứng các điều kiện để hoàn trả vốn góp cho thành viên; thời gian dự kiến hoàn thành việc giảm vốn điều lệ; nghị quyết của Đại hội thành viên về việc thay đổi mức vốn điều lệ. Trường hợp đề nghị chấp thuận giảm mức vốn điều lệ, mức vốn điều lệ đề nghị giảm phải phù hợp với các quy định của pháp luật về vốn pháp định và có các phương án đảm bảo quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Danh sách thành viên góp vốn và dự kiến được hoàn trả vốn trong năm theo Phụ lục số 03a ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới, cho thành viên ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân; quyết định khai trừ thành viên.
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ; có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp giảm mức vốn điều lệ. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã chỉ được thực hiện phương án giảm vốn điều lệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Việc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước và văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ, văn bản trả lời, văn bản chấp thuận, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức văn bản điện tử tại điểm c khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Thông tư số 05/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này) được thực hiện từ ngày 01/09/2023.
Thông tư này bãi bỏ khoản 1, 2 và 4 Điều 3, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-NHNN ngày 14/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về Ngân hàng Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Hồ sơ, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
16/01/2023
Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 22/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-NHNN ngày 12 tháng 03 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-NHNN).
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị thay đổi tên
Theo quy định cũ tại Thông tư số 05/2018/TT-NHNN, để thay đổi tên, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải lập hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi tên, gồm tối thiểu các nội dung: tên được quy định trong Giấy phép, tên dự kiến thay đổi đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan về việc đặt tên, lý do thay đổi; quyết định của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi tên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với tên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo Thông tư số 22/2022/TT-NHNN, quy định này được sửa thành: Hồ sơ đề nghị gồm văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi tên theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi tên. Sau khi lập hồ sơ, tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi hồ sơ tới Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với tên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính
Theo Thông tư số 22/2022/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính; Văn bản, tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng là hợp tác xã có quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải hoạt động tại địa điểm mới. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã không hoạt động tại địa điểm mới, quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép hết hiệu lực.
Trong thời hạn 15 ngày trước ngày hoạt động tại địa điểm mới, tổ chức tín dụng là hợp tác xã có văn bản báo cáo ngày dự kiến bắt đầu hoạt động tại địa điểm mới gửi Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được hoạt động tại địa điểm mới nếu trụ sở chính không đáp ứng yêu cầu về địa điểm dự kiến thay đổi theo như cam kết trong Đơn đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.
Trường hợp thay đổi địa chỉ nhưng không phát sinh thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa chỉ đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị thay đổi mức vốn Điều lệ
Theo Thông tư số 22/2022/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị gồm:
Văn bản đề nghị chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau: Mức vốn điều lệ hiện tại; mức vốn điều lệ dự kiến thay đổi; lý do và sự cần thiết của việc thay đổi mức vốn điều lệ
Phương án tăng mức vốn điều lệ bao gồm tối thiểu các nội dung: Nguồn sử dụng để bổ sung vốn điều lệ; nguồn sử dụng để hoàn trả vốn góp cho thành viên và mức độ đáp ứng các điều kiện để hoàn trả vốn góp cho thành viên (nếu có)
Phương án giảm mức vốn điều lệ bao gồm tối thiểu các nội dung: Nguồn sử dụng để bổ sung vốn điều lệ (nếu có); nguồn sử dụng để hoàn trả vốn góp cho thành viên và mức độ đáp ứng các điều kiện để hoàn trả vốn góp cho thành viên; thời gian dự kiến hoàn thành việc giảm vốn điều lệ; nghị quyết của Đại hội thành viên về việc thay đổi mức vốn điều lệ. Trường hợp đề nghị chấp thuận giảm mức vốn điều lệ, mức vốn điều lệ đề nghị giảm phải phù hợp với các quy định của pháp luật về vốn pháp định và có các phương án đảm bảo quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Danh sách thành viên góp vốn và dự kiến được hoàn trả vốn trong năm theo Phụ lục số 03a ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Nghị quyết của Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới, cho thành viên ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân; quyết định khai trừ thành viên.
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ; có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp giảm mức vốn điều lệ. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã chỉ được thực hiện phương án giảm vốn điều lệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Việc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước và văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ, văn bản trả lời, văn bản chấp thuận, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức văn bản điện tử tại điểm c khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Thông tư số 05/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này) được thực hiện từ ngày 01/09/2023.
Thông tư này bãi bỏ khoản 1, 2 và 4 Điều 3, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-NHNN ngày 14/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về Ngân hàng Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.