Định mức kinh tế - kỹ thuật DV xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký QT được bảo hộ

21/12/2022
​Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 17/2022/TT-BKHCN ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
Thông tư này quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, bao gồm: định mức về lao động, định mức sử dụng máy móc thiết bị, định mức sử dụng vật liệu và được áp dụng với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Cơ quan, tổ chức có hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam không sử dụng ngân sách nhà nước được khuyến khích áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này.
Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN, gồm các nội dung và mức hao phí để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định (được mô tả trong thành phần công việc) đối với hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, gồm:
Định mức lao động là hao phí lao động cần thiết của các cấp bậc lao động bình quân thực tế tham gia vào hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao phí trong định mức được tính bằng công, mỗi công tương ứng với 8 giờ làm việc, Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp; trong đó, định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) bằng 10% định mức lao động trực tiếp.
Định mức máy móc, thiết bị là hao phí máy móc, thiết bị được sử dụng trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao phí trong định mức được tính bằng ca làm việc, mỗi ca tương ứng với 8 giờ làm việc.
Định mức vật tư là hao phí các loại vật tư (giấy, mực in và các loại vật tư khác) cần thiết sử dụng trực tiếp trong hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Mức hao phí vật tư trong định mức được xác định bằng số lượng từng loại vật liệu cụ thể.
Các hao phí khác (năng lượng, nhiên liệu, cơ sở hạ tầng và các chi phí trực tiếp khác) được tính và phân bổ cho hoạt động xử lý yêu cầu xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam khi lập đơn giá, dự toán kinh phí.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2023.