Cơ chế hỗ trợ dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc giaCơ chế thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được quy định cụ thể tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ.Ưu tiên vốn hỗ trợ dự án tại huyện nghèo
Về nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện; thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; tăng cường huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân.
Ưu tiên sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Điều kiện và mức hỗ trợ phát triển sản xuất
Nghị định nêu rõ các điều kiện và mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; phát triển sản xuất theo nhiệm vụ; hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.
Trong đó, Nghị định quy định điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gồm:
Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án. Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Dự án, mô hình phát triển sản xuất mới để thí điểm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sản xuất trước khi áp dụng rộng rãi; hoặc các dự án, mô hình phát triển sản xuất gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án, mô hình phát triển sản xuất không phù hợp để áp dụng các hình thức hỗ trợ theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện 1 dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
Về điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng, Nghị định quy định:
- Cộng đồng dân cư đề xuất dự án phát triển sản xuất là nhóm hộ được UBND cấp xã chứng thực; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
- Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi.
- Hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện 1 dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện 1 dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện 1 dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện 1 dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
Về điều kiện thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù, Nghị định quy định:
Bộ, cơ quan trung ương được giao kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ sản xuất xây dựng, phê duyệt dự án, mô hình phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dự án thành phần theo quyết định phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện dự án, mô hình phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình.
Cơ chế hỗ trợ dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
22/04/2022
Cơ chế thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia được quy định cụ thể tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Ưu tiên vốn hỗ trợ dự án tại huyện nghèo
Về nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị định quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện; thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; tăng cường huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân.
Ưu tiên sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Điều kiện và mức hỗ trợ phát triển sản xuất
Nghị định nêu rõ các điều kiện và mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; phát triển sản xuất theo nhiệm vụ; hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.
Trong đó, Nghị định quy định điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gồm:
Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án. Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Dự án, mô hình phát triển sản xuất mới để thí điểm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sản xuất trước khi áp dụng rộng rãi; hoặc các dự án, mô hình phát triển sản xuất gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án, mô hình phát triển sản xuất không phù hợp để áp dụng các hình thức hỗ trợ theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện 1 dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện 1 dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
Về điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng, Nghị định quy định:
- Cộng đồng dân cư đề xuất dự án phát triển sản xuất là nhóm hộ được UBND cấp xã chứng thực; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
- Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi.
- Hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện 1 dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện 1 dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện 1 dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện 1 dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
Về điều kiện thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù, Nghị định quy định:
Bộ, cơ quan trung ương được giao kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ sản xuất xây dựng, phê duyệt dự án, mô hình phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dự án thành phần theo quyết định phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện dự án, mô hình phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình.