Quy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2018 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) đã bổ sung chương mới về pháp nhân thương mại gồm 16 điều, từ Điều 74 đến Điều 89.Việc bổ sung quy định về pháp nhân thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và của pháp nhân thương mại nói riêng trong thời gian qua. Đồng thời, việc bổ sung quy định này còn tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc áp dụng để xử lý pháp nhân thương mại phạm tội trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các quy định này còn tạo cơ sở pháp lý góp phần tăng cường hội nhập quốc tế.
Nội dung mới về pháp nhân thương mại:
- Bộ luật hình sự năm 2015 quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 31 tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 76;
- Quy định rõ 04 điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự là: 1. hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; 2. hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; 3. hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; 4. chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể hệ thống chế tài áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm:
+ 03 hình phạt chính là phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
+ 03 hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;
+ 04 biện pháp tư pháp là: 1. tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; 2. trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi; 3. buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu; 4. buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra;
- Quy định về các căn cứ quyết định hình phạt; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, miễn hình phạt và xóa án tích đối với pháp nhân phạm tội.
Theo đó, căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội là Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
Đối với trường hợp miễn hình phạt: Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Đối với trường hợp xóa án tích: Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Quy định về pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015
14/09/2018
Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2018 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) đã bổ sung chương mới về pháp nhân thương mại gồm 16 điều, từ Điều 74 đến Điều 89.
Việc bổ sung quy định về pháp nhân thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và của pháp nhân thương mại nói riêng trong thời gian qua. Đồng thời, việc bổ sung quy định này còn tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc áp dụng để xử lý pháp nhân thương mại phạm tội trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các quy định này còn tạo cơ sở pháp lý góp phần tăng cường hội nhập quốc tế.
Nội dung mới về pháp nhân thương mại:
- Bộ luật hình sự năm 2015 quy định pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 31 tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 76;
- Quy định rõ 04 điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự là: 1. hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; 2. hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; 3. hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; 4. chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể hệ thống chế tài áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm:
+ 03 hình phạt chính là phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
+ 03 hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;
+ 04 biện pháp tư pháp là: 1. tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; 2. trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi; 3. buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu; 4. buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra;
- Quy định về các căn cứ quyết định hình phạt; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, miễn hình phạt và xóa án tích đối với pháp nhân phạm tội.
Theo đó, căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội là Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
Đối với trường hợp miễn hình phạt: Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Đối với trường hợp xóa án tích: Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.