Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2017 của Chính phủNgày 05 tháng 04 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.Đối với Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản
Mức phạt đối với hành vi khai thác, vận chuyển, thu gom, lưu giữ thủy sản nếu khối lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khai thác ngoài tự nhiên giống, loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép đến dưới 30 kg; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 30 kg đến dưới 100 kg; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 100 kg đến dưới 200 kg; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 200 kg đến dưới 300 kg; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 300 kg đến dưới 400 kg; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 400 kg trở lên.”
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc khai thác mà không sử dụng tàu cá; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.
Mức phạt đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy các loài thủy sinh hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký trại nuôi như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không quy định tại các phụ lục của Công ước CITES; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.
Đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản
Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản như sau: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha; Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha; Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản.
Đối với Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật; Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường; Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh động vật; Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc đối với động vật trước khi giết mổ, khai thác trứng, sữa để làm thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền; Kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm....
Đối với Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp; Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.
Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017. Nghị định này thay thế Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.
Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ
06/04/2017
Ngày 05 tháng 04 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Đối với Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản
Mức phạt đối với hành vi khai thác, vận chuyển, thu gom, lưu giữ thủy sản nếu khối lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khai thác ngoài tự nhiên giống, loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép đến dưới 30 kg; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 30 kg đến dưới 100 kg; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 100 kg đến dưới 200 kg; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 200 kg đến dưới 300 kg; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 300 kg đến dưới 400 kg; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 400 kg trở lên.”
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc khai thác mà không sử dụng tàu cá; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.
Mức phạt đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy các loài thủy sinh hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký trại nuôi như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không quy định tại các phụ lục của Công ước CITES; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.
Đối với hành vi vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản
Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản như sau: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha; Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha; Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản.
Đối với Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật; Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường; Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh động vật; Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc đối với động vật trước khi giết mổ, khai thác trứng, sữa để làm thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền; Kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm....
Đối với Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp; Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.
Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017. Nghị định này thay thế Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.