Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020: Có nên tích hợp chiến lược cải cách pháp luật và tư pháp?
10/11/2008
Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành 2 bản Chiến lược nhằm phát triển, đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm mô hình thích hợp, đúng đắn để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là giải quyết thành công bài toán giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Một nhân tố không thể thiếu của mô hình ấy chính là sự cần thiết lồng ghép nội dung cải cách tư pháp vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) cho thời kỳ mới - thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
Gia nhập Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế: Việt Nam có thể gặp phải nhiều trở ngại
10/11/2008
Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế (ICC) sau một thập kỷ tồn tại (thành lập vào năm 1998) được xếp vào nhóm những tổ chức liên chính phủ hàng đầu thế giới về số lượng thành viên với khoảng 140 quốc gia ký kết gia nhập và hơn 100 quốc gia phê chuẩn. Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nghiên cứu và xem xét gia nhập Quy chế Rome của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, tiến trình này sẽ vấp phải không ít thách thức, khó khăn từ nhiều phía…
PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn – Vụ trưởng Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp): “Chất lượng nhân lực quyết định hiệu quả công tác”
10/11/2008
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một cầu nối quan trọng để đưa pháp luật đến với từng người dân. Đối với công tác này, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào một yếu tố không thể thiếu chính là đội ngũ báo cáo viên (BCV) và tuyên truyền viên (TTV) PL. Đặc biệt, trong giai đoạn mới, yêu cầu đối với đội ngũ làm công tác PBGDPL càng được đề cao. Để rõ hơn về vấn đề này, PLVN đã có buổi trao đổi với PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn (Vụ trưởng Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: “Ai sử dụng dịch vụ công chứng mới phải đóng phí”
10/11/2008
“Trước đây, Phòng Công chứng do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động. Các phòng công chứng chỉ được thu lệ phí và lệ phí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, không nhằm bù đắp chi phí. Hiện nay, theo Luật Công chứng, hoạt động công chứng được coi là hoạt động dịch vụ công. Các tổ chức hành nghề công chứng được quyền thu phí công chứng nhằm bù đắp chi phí cho hoạt động công chứng” – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trao đổi với báo chí về việc tăng mức phí công chứng và lệ phí chứng thực.
Luật Đăng ký bất động sản và sứ mệnh thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản
06/11/2008
Ngày 07/11/2008, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề: Bảo đảm sự thống nhất của pháp luật về đăng ký bất động sản. Đây là hoạt động quan trọng nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ sở lý luận - pháp lý cho việc nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Đăng ký bất động sản. Bài viết dưới đây là sự chia sẻ, trao đổi về một số suy nghĩ của chúng tôi liên quan đến mục tiêu thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản.