Chỉnh lý Dự án Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự: Đảm bảo tính nhân đạo và nghiêm minh
16/09/2008
Sau khi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội xem xét và cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi BLHS, hôm qua (16/9), ông Nguyễn Quốc Việt – Vụ trưởng Vụ Hành chính Hình sự (Bộ Tư pháp), Tổ trưởng Tổ Biên tập Dự án Luật sửa đổi BLHS – đánh giá, việc sửa đổi BLHS lần này là một bước tiến dài, nhất là đối với một số qui định như tội phạm về môi trường, chính sách đối với tội phạm chưa thành niên…
Thúc đẩy hợp tác quốc tế là chìa khoá thành công trong thực hiện nhiệm vụ của Cục Cảnh sát biển
15/09/2008
Thực hiện nhiệm vụ hoạt động hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển được quy định tại Điều 8 Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Cục Cảnh sát biển đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng quan tâm, chỉ đạo tiến hành hợp tác với Cảnh sát biển nhiều nước trong khu vực và thế giới nhằm học tập, trao đổi rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động. Trước yêu cầu hợp tác và quan hệ quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển cần có cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế, ngày 19/04/2005, Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN đã ban hành Quyết định số 363/QĐ-TM về việc chấn chỉnh tổ chức biên chế Cục Cảnh sát biển, trong đó đã triển khai thành lập Phòng Quan hệ quốc tế trực thuộc Cục Cảnh sát biển Việt Nam.
Cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam: Để xứng đáng là “người bảo vệ công lý”
12/09/2008
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, cải cách tư pháp của nước ta hiện mới chỉ thực sự tác động đến cán bộ, cơ quan tư pháp và một bộ phận nhân dân có công việc liên quan đến công tác tư pháp, chứ chưa trở thành công việc chung của toàn xã hội. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta đã đặt ra một số yêu cầu đối với cải cách tư pháp, chẳng hạn như phải đề cao được vị trí, vai trò của pháp luật, tư pháp phải xứng tầm là người bảo vệ công lý và có địa vị xứng đáng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất trên nguyên tắc tập trung dân chủ.
Những quy định pháp luật về giáo viên dạy nghề: Vì sao khó thực hiện?
12/09/2008
Xét về phương diện lập pháp, hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến giáo viên dạy nghề ( như số lượng, chất lượng, tỷ lệ học sinh/giáo viên hợp lý...) được quy định trong Luật Dạy nghề, các Nghị định hướng dẫn và các VBQPPL của các Bộ, ngành liên quan là khá đầy đủ. Tuy nhiên, hiệu lực pháp luật của các quy định này lại không được như mong muốn của những nhà làm luật. Vì sao?
Những vấn đề cần chú ý trong việc ghi quê quán của một người khi đăng ký khai sinh
11/09/2008
Tình trạng nhân thân của một người nhìn chung hầu hết được thể hiện thông qua các giấy tờ như Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu gia đình, lý lịch… Các giấy tờ tuỳ thân của công dân nêu trên có nội dung thể hiện tình trạng nhân thân của người đó khi tham gia các giao dịch dân sự trong xã hội. Nhưng việc ghi nội dung các giấy tờ đó theo quy định của pháp luật còn nhiều vấn đề chưa thống nhất dẫn đến nội dung của cá nhân không thống nhất dẫn đến khó khăn trong các hệ quả khi công dân tham gia các giao dịch điển hình là việc ghi phần quê quán trong các giấy tờ hộ tịch của người dân.