Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 văn bản QPPL trong tháng 4/2022Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 4 năm 2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 6 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 5 nghị định của Chính phủ và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 Chính phủ ban hành về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp về thành lập, sắp xếp lại (không bao gồm hình thức phá sản doanh nghiệp), chuyển đổi sở hữu (không bao gồm hình thức chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần), chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo thông cáo, sự cần thiết ban hành Nghị định này là do:
Một số quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, không phù hợp với thực tiễn triển khai, cần được nghiên cứu, sửa đổi hoặc bãi bỏ để đáp ứng yêu cầu mới (như: quy định pháp luật về thành lập và công nhận tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn phù hợp với thực tiễn, các quy định về quản trị trong tập đoàn, tổng công ty đã được quy định đầy đủ tại các văn bản pháp luật hiện hành…; cần tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để gắn với việc kiểm tra, giám sát).
Cần bổ sung thêm các quy định mới cho phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành (như: quy định về bán toàn bộ doanh nghiệp tại Luật số 69/2014/QH13, các quy định mới đấu giá tài sản tại Luật Đấu giá, quy định mới về quản trị doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp năm 2020…). Tiếp tục hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý để thực hiện sắp xếp lại DNNN theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 12-NQ/TW năm 2017 và Văn kiện đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua.
Tạo khung pháp lý để mở rộng các hình thức sắp xếp, bao gồm: bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước, trong đó chú trọng các nguyên tắc thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch.
Tăng cường phân cấp cho Công ty mẹ (Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn) quyết định việc thành lập mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên.
Nghị định số 24/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Theo thông cáo, Nghị định được ban hành để thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 2230/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2021 và năm 2022. Bên cạnh đó, sau 05 năm thực hiện Nghị định số 143/2016/NĐ-CP (2016 - 2021) và 03 thực hiện Nghị định số 15/2019/NĐ-CP (2019 - 2021) đã phát sinh một số tồn tại, vướng mắc đòi hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm sự thống nhất với các Luật, Nghị định, quy định có liên quan vừa được Quốc hội, Chính phủ ban hành.
Mục đích ban hành nhằm: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử...; Đồng thời, kKhắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Nghị định số 143/2016/NĐ-CP , Nghị định số 15/2019/NĐ-CP và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Đầu tư…).
So với các quy định trước đây, Nghị định quy định cụ thể hơn về: thẩm quyền chấp thuận việc thành lập Cơ quan LSDD và trình tự thủ tục chấp thuận LSDD; quy định về khu vực lãnh sự; hồ sơ đề nghị chấp thuận LSDD; quyền và nghĩa vụ của LSDĐ, nhiệm kỳ của LSDD. Nghị định cũng bổ sung quy định mới về: tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự; nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự, việc cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư LSDD; thay đổi trụ sở của LSDD; tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự.
Nghị định số 26/2022/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam
Về sự cần thiết ban hành: Sau hơn 20 năm thực hiện Quy chế về lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 139/2000/QĐ-TTg ngày 04/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về Lãnh sự danh dự (LSDD) nước ngoài tại Việt Nam) và trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, số lượng các Cơ quan LSDD được đề nghị thành lập mới ngày càng đông, mô hình đa dạng; một số quy định của Quy chế 139 không còn đáp ứng được tình hình và bộc lộ một số hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết đề nghị của các nước trong việc thành lập, chấp thuận Cơ quan LSDD do LSDD đứng đầu tại Việt Nam, cũng như quản lý hoạt động của các LSDD, cụ thể như: quy định về thủ tục chấp thuận LSDD: thẩm quyền chấp thuận LSDD, quốc tịch LSDD, thủ tục chấp thuận, chấm dứt, tạm dừng hoạt động của Cơ quan LSDD và LSDD; quy chế hoạt động của LSDD: quy định về khu vực lãnh sự, thực hiện các quyền ưu đãi, miễn trừ đối với Cơ quan LSDD và LSDD. Hơn nữa, nội dung Quy chế năm 2000 không còn phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc chấp thuận, quản lý LSDD nước ngoài tại Việt Nam cũng như chưa hoàn toàn thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Việc ban hành Nghị định của Chính phủ về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết; đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước đối với cơ quan LSDD và LSDD, qua đó góp phần đảm bảo lợi ích quốc gia.
Nghị định áp dụng đối với: Cơ quan LSDD nước ngoài tại Việt Nam; LSDD nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp thuận và hoạt động của LSDD nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định quy định nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự (Điều 3); thủ tục chấp thuận, chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự (Chương II: Điều 4 đến Điều 8); quy chế hoạt động của Lãnh sự danh dự (Chương III: Điều 9 đến Điều 17); tổ chức thực hiện (Chương IV: Điều 18 đến Điều 21).
So với các quy định trước đây, Nghị định quy định cụ thể hơn về: thẩm quyền chấp thuận việc thành lập Cơ quan LSDD và trình tự thủ tục chấp thuận LSDD; quy định về khu vực lãnh sự; hồ sơ đề nghị chấp thuận LSDD; quyền và nghĩa vụ của LSDĐ, nhiệm kỳ của LSDD. Nghị định cũng bổ sung quy định mới về: tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự; nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự, việc cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư LSDD; thay đổi trụ sở của LSDD; tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự.
Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Nghị định nhằm: Hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia theo yêu cầu của Quốc hội tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tại điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời, khắc phục tồn tại bất cập và sửa đổi quy định không còn phù hợp hướng tới phân cấp, trao quyền chủ động hơn cho địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nghị định được ban hành sẽ thay thế Nghị định số 161/2016/NĐ-CP chỉ có hiệu lực áp dụng cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, không còn hiệu lực pháp lý áp dụng được cho các năm giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, sửa đổi, thay thế một số quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước.
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
Theo Thông cáo, cơ sở ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
+ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Quốc hội giao các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình, trong đó có nhiệm vụ đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
+ Tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy định (điểm b mục 1.3 Điều 3): “Tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho NHCSXH tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ… thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”
+ Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy định:
“Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng” (tiết c điểm 2 Mục II ).
NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trong Quý I năm 2022.” (tiết h điểm 4 Mục IV)”
- Thực tế hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH hiện nay, các chương trình tín dụng chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số như: cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng DTTS; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã hết thời gian thực hiện năm 2020.
Vì vậy, việc ban hành Nghị định về chính sách tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là cần thiết để tiếp nối các chính sách tín dụng giải quyết vấn đề cấp bách về đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS đã hết thời hạn thực hiện từ năm 2020, đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng chính sách tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tham gia vào các dự án phát huy thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến
Quyết định ban hành đểthực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời, với diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, mức độ lây lan nhanh và rộng nên HSSV có thể phải tiếp tục học trực tuyến khi bị nhiễm Covid-19 hoặc tại địa phương có số ca nhiễm cao, do đó vẫn có nhu cầu vay vốn để mua máy tính. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đất nước đang thực hiện công nghệ hóa, số hóa mọi lĩnh vực của đời sống, việc trang bị máy tính hoặc thiết bị điện tử cho HSSV là cần thiết.
Đồng thời, hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến khi cần thiết, đảm bảo tính công bằng trong việc tiếp cận giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 văn bản QPPL trong tháng 4/2022
03/05/2022
Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 4 năm 2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 6 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 5 nghị định của Chính phủ và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 Chính phủ ban hành về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp về thành lập, sắp xếp lại (không bao gồm hình thức phá sản doanh nghiệp), chuyển đổi sở hữu (không bao gồm hình thức chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần), chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo thông cáo, sự cần thiết ban hành Nghị định này là do:
Một số quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, không phù hợp với thực tiễn triển khai, cần được nghiên cứu, sửa đổi hoặc bãi bỏ để đáp ứng yêu cầu mới (như: quy định pháp luật về thành lập và công nhận tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn phù hợp với thực tiễn, các quy định về quản trị trong tập đoàn, tổng công ty đã được quy định đầy đủ tại các văn bản pháp luật hiện hành…; cần tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để gắn với việc kiểm tra, giám sát).
Cần bổ sung thêm các quy định mới cho phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành (như: quy định về bán toàn bộ doanh nghiệp tại Luật số 69/2014/QH13, các quy định mới đấu giá tài sản tại Luật Đấu giá, quy định mới về quản trị doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp năm 2020…). Tiếp tục hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý để thực hiện sắp xếp lại DNNN theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 12-NQ/TW năm 2017 và Văn kiện đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua.
Tạo khung pháp lý để mở rộng các hình thức sắp xếp, bao gồm: bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước, trong đó chú trọng các nguyên tắc thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch.
Tăng cường phân cấp cho Công ty mẹ (Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn) quyết định việc thành lập mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên.
Nghị định số 24/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Theo thông cáo, Nghị định được ban hành để thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 2230/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2021 và năm 2022. Bên cạnh đó, sau 05 năm thực hiện Nghị định số 143/2016/NĐ-CP (2016 - 2021) và 03 thực hiện Nghị định số 15/2019/NĐ-CP (2019 - 2021) đã phát sinh một số tồn tại, vướng mắc đòi hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm sự thống nhất với các Luật, Nghị định, quy định có liên quan vừa được Quốc hội, Chính phủ ban hành.
Mục đích ban hành nhằm: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử...; Đồng thời, kKhắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Nghị định số 143/2016/NĐ-CP , Nghị định số 15/2019/NĐ-CP và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Đầu tư…).
So với các quy định trước đây, Nghị định quy định cụ thể hơn về: thẩm quyền chấp thuận việc thành lập Cơ quan LSDD và trình tự thủ tục chấp thuận LSDD; quy định về khu vực lãnh sự; hồ sơ đề nghị chấp thuận LSDD; quyền và nghĩa vụ của LSDĐ, nhiệm kỳ của LSDD. Nghị định cũng bổ sung quy định mới về: tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự; nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự, việc cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư LSDD; thay đổi trụ sở của LSDD; tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự.
Nghị định số 26/2022/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam
Về sự cần thiết ban hành: Sau hơn 20 năm thực hiện Quy chế về lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 139/2000/QĐ-TTg ngày 04/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về Lãnh sự danh dự (LSDD) nước ngoài tại Việt Nam) và trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, số lượng các Cơ quan LSDD được đề nghị thành lập mới ngày càng đông, mô hình đa dạng; một số quy định của Quy chế 139 không còn đáp ứng được tình hình và bộc lộ một số hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết đề nghị của các nước trong việc thành lập, chấp thuận Cơ quan LSDD do LSDD đứng đầu tại Việt Nam, cũng như quản lý hoạt động của các LSDD, cụ thể như: quy định về thủ tục chấp thuận LSDD: thẩm quyền chấp thuận LSDD, quốc tịch LSDD, thủ tục chấp thuận, chấm dứt, tạm dừng hoạt động của Cơ quan LSDD và LSDD; quy chế hoạt động của LSDD: quy định về khu vực lãnh sự, thực hiện các quyền ưu đãi, miễn trừ đối với Cơ quan LSDD và LSDD. Hơn nữa, nội dung Quy chế năm 2000 không còn phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc chấp thuận, quản lý LSDD nước ngoài tại Việt Nam cũng như chưa hoàn toàn thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Việc ban hành Nghị định của Chính phủ về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết; đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước đối với cơ quan LSDD và LSDD, qua đó góp phần đảm bảo lợi ích quốc gia.
Nghị định áp dụng đối với: Cơ quan LSDD nước ngoài tại Việt Nam; LSDD nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp thuận và hoạt động của LSDD nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định quy định nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự (Điều 3); thủ tục chấp thuận, chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự (Chương II: Điều 4 đến Điều 8); quy chế hoạt động của Lãnh sự danh dự (Chương III: Điều 9 đến Điều 17); tổ chức thực hiện (Chương IV: Điều 18 đến Điều 21).
So với các quy định trước đây, Nghị định quy định cụ thể hơn về: thẩm quyền chấp thuận việc thành lập Cơ quan LSDD và trình tự thủ tục chấp thuận LSDD; quy định về khu vực lãnh sự; hồ sơ đề nghị chấp thuận LSDD; quyền và nghĩa vụ của LSDĐ, nhiệm kỳ của LSDD. Nghị định cũng bổ sung quy định mới về: tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự; nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự, việc cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư LSDD; thay đổi trụ sở của LSDD; tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự.
Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Nghị định nhằm: Hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia theo yêu cầu của Quốc hội tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tại điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời, khắc phục tồn tại bất cập và sửa đổi quy định không còn phù hợp hướng tới phân cấp, trao quyền chủ động hơn cho địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nghị định được ban hành sẽ thay thế Nghị định số 161/2016/NĐ-CP chỉ có hiệu lực áp dụng cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, không còn hiệu lực pháp lý áp dụng được cho các năm giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, sửa đổi, thay thế một số quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước.
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
Theo Thông cáo, cơ sở ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
+ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Quốc hội giao các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình, trong đó có nhiệm vụ đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy định (điểm b mục 1.3 Điều 3): “Tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho NHCSXH tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ… thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
+ Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy định:
“Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội. Tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng” (tiết c điểm 2 Mục II ).
NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trong Quý I năm 2022.” (tiết h điểm 4 Mục IV)”
- Thực tế hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH hiện nay, các chương trình tín dụng chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số như: cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng DTTS; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã hết thời gian thực hiện năm 2020.
Vì vậy, việc ban hành Nghị định về chính sách tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là cần thiết để tiếp nối các chính sách tín dụng giải quyết vấn đề cấp bách về đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS đã hết thời hạn thực hiện từ năm 2020, đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng chính sách tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tham gia vào các dự án phát huy thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến
Quyết định ban hành để thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời, với diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, mức độ lây lan nhanh và rộng nên HSSV có thể phải tiếp tục học trực tuyến khi bị nhiễm Covid-19 hoặc tại địa phương có số ca nhiễm cao, do đó vẫn có nhu cầu vay vốn để mua máy tính. Bên cạnh đó, trong bối cảnh đất nước đang thực hiện công nghệ hóa, số hóa mọi lĩnh vực của đời sống, việc trang bị máy tính hoặc thiết bị điện tử cho HSSV là cần thiết.
Đồng thời, hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến khi cần thiết, đảm bảo tính công bằng trong việc tiếp cận giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.