Hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, chất lượng, hiệu quả

03/12/2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1970/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu chung của Đề án đến năm 2030 là: Phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn của Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực Châu Á; đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; hình thành và phát triển được thị trường dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực. Đến năm 2045: Phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn của Việt Nam có trình độ, năng lực tương đương các nước phát triển trên thế giới.
Về mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với lĩnh vực quan trắc khí tượng thủy văn:
- Tự động hóa đạt trên 95% đối với các trạm khí tượng, trạm đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao, tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng; bổ sung ra đa thời tiết cho các khu vực trên đất liền, khu vực biên giới, các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam; phát triển mạng lưới trạm khí tượng hải văn tự động, ưu tiên khu vực biển ven bờ Vũng Tàu - Cà Mau - Hà Tiên; phát triển một số trạm hải văn dạng phao trên các vùng biển ngoài khơi.
Lồng ghép hệ thống quan trắc môi trường không khí, nước mặt, đo mặn vào hệ thống trạm khí tượng thủy văn quốc gia; ứng dụng các công nghệ quan trắc mới, hiện đại phục vụ quan trắc khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu.
- Phát triển, hoàn thiện mạng lưới trạm khí tượng thủy văn phục vụ nhu cầu của bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực có liên quan; 100% công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn được thực hiện quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các quy trình vận hành chuẩn (SOPs) quản lý hệ thống trạm khí tượng thủy văn quốc gia; xây dựng hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn hiện đại; kiểm định, hiệu chuẩn 100% phương tiện đo tại các trạm khí tượng thủy văn của quốc gia và của bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân; xây dựng, vận hành một số mô hình quản lý trạm khí tượng thủy văn hiện đại tự động hóa, giảm thiểu trạm đo thủ công.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với lĩnh vực Thông tin, dữ liệu, truyền tin và chuyển đổi số khí tượng thủy văn:
- Đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; an toàn thông tin đạt cấp độ 3-4; cung cấp dịch vụ công lĩnh vực khí tượng thủy văn đạt mức độ 4.
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia tập trung, liên thông với các cơ sở dữ liệu chung của quốc gia; 100% số liệu quan trắc tại các trạm thuộc hệ thống khí tượng thủy văn quốc gia được thu nhận sát theo thời gian thực và kiểm soát, lưu trữ theo quy định; 100% số liệu quan trắc tại các công trình phải quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật và tối thiểu 75% số liệu quan trắc tại trạm khí tượng thủy văn khác được thu nhận, tích hợp vào cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia.
- Chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn đạt 100% theo chỉ tiêu chuyển đổi số của ngành tài nguyên và môi trường, quốc gia; cập nhật, số hóa 100% tư liệu giấy khí tượng thủy văn; tăng năng lực tính toán chuyên ngành khí tượng thủy văn của hệ thống đạt từ 5 đến 10 lần so với năm 2020.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với lĩnh vực Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
- Dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện bình thường có độ tin cậy đạt 80-85%.
- Dự báo đủ độ tin cậy quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới trước 02-03 ngày; tăng thời hạn cảnh báo quỹ đạo và cường độ bão trước 03-05 ngày.
- Dự báo, cảnh báo lũ đủ độ tin cậy cho các hệ thống sông lớn ở Bắc Bộ trước 02-03 ngày, ở Trung Bộ trước 01-02 ngày, ở Nam Bộ trước 10 ngày; tăng chất lượng dự báo định lượng mưa lớn trước 02-03 ngày lên thêm 5-10% so với năm 2020; cảnh báo đủ độ tin cậy lũ quét, sạt lở đất trước 06-24 giờ; tăng thời hạn dự báo thời tiết đến 10 ngày, cảnh báo xu thế diễn biến một số hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm đến 1 tháng, cảnh báo hiện tượng ENSO và tác động đến Việt Nam, hạn hán, xâm nhập mặn từ 03 tháng đến 01 năm.
- Cung cấp 100% thông tin phân vùng thiên tai, rủi ro thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước phục vụ việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án trọng điểm của quốc gia.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với lĩnh vực Phát triển thị trường dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn:
- Tăng doanh thu từ hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập khí tượng thủy văn đến năm 2030 đạt 40% kinh phí chi hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bố trí.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước tham gia cung cấp dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn và sản xuất, lắp ráp các phương tiện đo, trang thiết bị sử dụng trong mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với lĩnh vực Truyền thông khí tượng thủy văn:
- Phấn đấu đạt từ 95-100% bản tin dự báo, cảnh báo do Ngành Khí tượng Thủy văn ban hành được truyền tải đầy đủ, kịp thời đến chính quyền địa phương cấp xã, hộ gia đình, nhất là tại các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai khí tượng thủy văn; tối thiểu đạt 90% chính quyền các cấp, hộ gia đình có hiểu biết cơ bản về bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
- Phát triển thêm từ 30-50% số lượng các chương trình truyền hình, truyền thanh, các sản phẩm truyền thông khí tượng thủy văn và phấn đấu tăng đạt trên 10 triệu lượt tương tác, theo dõi tại các mạng xã hội, kênh truyền thông đối với hoạt động khí tượng thủy văn.
- Phấn đấu đến năm 2030, Tạp chí khí tượng thủy văn là tạp chí khoa học chuyên ngành trong danh mục hệ thống các Tạp chí quốc tế uy tín.
Đề án đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện như:
Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, tăng cường quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn.
Theo đó: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về khí tượng thủy văn, trong đó xem xét xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khí tượng thủy văn, điều chỉnh, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phương tiện đo, thiết bị và cung cấp công nghệ, dịch vụ hoạt động khí tượng thủy văn. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khí tượng thủy văn và nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác sử dụng bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn…
Thứ hai: Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin, nâng cao năng lực công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như: Đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng bề mặt, khí tượng trên cao, thủy văn, hải văn; bổ sung mạng lưới trạm đo mưa tự động, đặc biệt tại những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt như miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên thông qua đầu tư từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa và thuê dịch vụ; ứng dụng phương tiện bay không người lái, số liệu vệ tinh quan trắc trái đất, công nghệ siêu âm, công nghệ ra đa, công nghệ laser, camera kỹ thuật số trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
Thứ ba: Đẩy mạnh xã hội hoá, thương mại hóa, xây dựng và hình thành thị trường dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn. Theo đó, tổ chức, sắp xếp hoạt động dịch vụ khí tượng thủy văn của các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tăng giá trị, hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ khí tượng thủy văn.
Thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế khí tượng thủy văn. Theo đó, Có chế độ, chính sách phù hợp, thoả đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn, nhất là ở vùng khó khăn và đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực khí tượng thủy văn; thuê chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về khí tượng thủy văn; Đổi mới nội dung, chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn; lồng ghép các kiến thức cơ bản về khí tượng thủy văn vào chương trình giáo dục phổ thông các cấp và các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ năm: Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng.