Quốc hội thông qua Luật Tiếp cận thông tinSáng nay (6/4), 88,46% ĐBQH đã tán thành thông qua Luật Tiếp cận thông tin gồm 5 chương 37 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018.Không được tiếp cận thông tin nội bộ cơ quan
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý Luật Tiếp cận thông tin do ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày, Luật Tiếp cận thông tin thể chế hóa quy định này của Hiến pháp, bảo đảm để công dân nước CHXHCN Việt Nam được thực hiện đầy đủ quyền của mình. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Đối với người Việt Nam cư trú ở nước ngoài, trường hợp nếu họ có quốc tịch Việt Nam thì được thực hiện quyền tiếp cận thông tin như công dân trong nước; trường hợp họ không còn quốc tịch Việt Nam thì thực hiện tiếp cận thông tin theo quy định áp dụng đối với người nước ngoài.
Luật cũng quy định các loại thông tin công dân không được tiếp cận gồm thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác theo quy định của luật (khi thông tin thuộc bí mật Nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này); thông tin nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về các cuộc họp nội bộ của cơ quan; các tài liệu do cơ quan soạn thảo cho công việc nội bộ.
UBTVQH nhấn mạnh, những thông tin này được quy định là thông tin mật và chỉ một số ít đối tượng được tiếp cận với tư cách là người thi hành công vụ chứ không phải là tư cách công dân. Việc tiếp cận, sử dụng và quản lý tin mật được quy định trong các văn bản pháp luật khác theo quy trình, thủ tục rất chặt chẽ.
Khuyến khích cung cấp thông tin nắm giữ
Để bảo đảm tính khả thi của Luật, tính chính xác của thông tin được cung cấp cũng như phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước và không tạo kẽ hở cho việc lạm dụng yêu cầu cung cấp thông tin, dự thảo Luật quy định cơ quan Nhà nước có trách nhiệm (bắt buộc) cung cấp thông tin do mình tạo ra. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã bổ sung quy định khuyến khích cơ quan Nhà nước tùy theo điều kiện, khả năng thực tế của mình có thể cung cấp thông tin khác do cơ quan mình tạo ra và nắm giữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Có ý kiến đề nghị bổ sung hình thức cung cấp thông tin qua điện thoại nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, UBTVQH nhận thấy, khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật quy định“thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu”, nên việc cung cấp qua hình thức điện thoại rất dễ bị sai lệch thông tin và không bảo đảm tính pháp lý, có thể dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này. Do đó, Luật Tiếp cận thông tin chỉ quy định 2 hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu là trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin và qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.
Cũng theo UBTVQH, các cơ quan Nhà nước ở các cấp khác nhau hoặc trên các địa bàn khác nhau thì có bộ máy tổ chức với quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương mà các cơ quan cũng được tổ chức cho phù hợp. Vì vậy, Luật không thể quy định việc định lượng mức độ, trường hợp cụ thể nào có thể vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan. Do đó, trong trường hợp “thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mình” (điểm đ khoản 1 Điều 28 của dự thảo Luật) thì cơ quan Nhà nước được từ chối cung cấp thông tin.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã cho chỉnh lý nội dung trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước “Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu” để thông tin không bị lạc hậu ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công dân.
Quốc hội thông qua Luật Tiếp cận thông tin
06/04/2016
Sáng nay (6/4), 88,46% ĐBQH đã tán thành thông qua Luật Tiếp cận thông tin gồm 5 chương 37 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018.
Không được tiếp cận thông tin nội bộ cơ quan
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý Luật Tiếp cận thông tin do ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày, Luật Tiếp cận thông tin thể chế hóa quy định này của Hiến pháp, bảo đảm để công dân nước CHXHCN Việt Nam được thực hiện đầy đủ quyền của mình. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Đối với người Việt Nam cư trú ở nước ngoài, trường hợp nếu họ có quốc tịch Việt Nam thì được thực hiện quyền tiếp cận thông tin như công dân trong nước; trường hợp họ không còn quốc tịch Việt Nam thì thực hiện tiếp cận thông tin theo quy định áp dụng đối với người nước ngoài.
Luật cũng quy định các loại thông tin công dân không được tiếp cận gồm thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác theo quy định của luật (khi thông tin thuộc bí mật Nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này); thông tin nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về các cuộc họp nội bộ của cơ quan; các tài liệu do cơ quan soạn thảo cho công việc nội bộ.
UBTVQH nhấn mạnh, những thông tin này được quy định là thông tin mật và chỉ một số ít đối tượng được tiếp cận với tư cách là người thi hành công vụ chứ không phải là tư cách công dân. Việc tiếp cận, sử dụng và quản lý tin mật được quy định trong các văn bản pháp luật khác theo quy trình, thủ tục rất chặt chẽ.
Khuyến khích cung cấp thông tin nắm giữ
Để bảo đảm tính khả thi của Luật, tính chính xác của thông tin được cung cấp cũng như phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước và không tạo kẽ hở cho việc lạm dụng yêu cầu cung cấp thông tin, dự thảo Luật quy định cơ quan Nhà nước có trách nhiệm (bắt buộc) cung cấp thông tin do mình tạo ra. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã bổ sung quy định khuyến khích cơ quan Nhà nước tùy theo điều kiện, khả năng thực tế của mình có thể cung cấp thông tin khác do cơ quan mình tạo ra và nắm giữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Có ý kiến đề nghị bổ sung hình thức cung cấp thông tin qua điện thoại nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, UBTVQH nhận thấy, khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật quy định“thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu”, nên việc cung cấp qua hình thức điện thoại rất dễ bị sai lệch thông tin và không bảo đảm tính pháp lý, có thể dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này. Do đó, Luật Tiếp cận thông tin chỉ quy định 2 hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu là trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin và qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.
Cũng theo UBTVQH, các cơ quan Nhà nước ở các cấp khác nhau hoặc trên các địa bàn khác nhau thì có bộ máy tổ chức với quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương mà các cơ quan cũng được tổ chức cho phù hợp. Vì vậy, Luật không thể quy định việc định lượng mức độ, trường hợp cụ thể nào có thể vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan. Do đó, trong trường hợp “thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mình” (điểm đ khoản 1 Điều 28 của dự thảo Luật) thì cơ quan Nhà nước được từ chối cung cấp thông tin.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã cho chỉnh lý nội dung trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước “Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin có trách nhiệm cung cấp, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu” để thông tin không bị lạc hậu ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của công dân.