Hôm nay 25/5, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ khoa học và công nghệ và Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường trình bày Tờ trình Dự án Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật; Báo cáo thẩm tra Dự án Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật, đồng thời thảo luận các nội dung của luật này.
Tại phiên họp thứ 33 ngày 05 tháng 10 năm 2005, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã xem xét Dự án Pháp lệnh Tiêu chuẩn hóa theo Tờ trình số 103/CP-XDPL ngày 31/8/2005 của Chính phủ. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu lực của pháp luật về tiêu chuẩn hoá nhằm điều chỉnh một số văn bản luật, pháp lệnh hiện hành vốn được xây dựng trên cơ sở phương pháp tiếp cận khác về tiêu chuẩn hóa và đáp ứng đầy đủ hơn nữa yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, theo đề nghị của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại Báo cáo thẩm tra số 1049/UBKHCNMT11 ngày 03/9/2005, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội về việc nâng Dự án Pháp lệnh Tiêu chuẩn hóa thành Dự án Luật Tiêu chuẩn hóa. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 49/2005/QH11 ngày 19/11/2005 đưa Dự án Luật Tiêu chuẩn hoá vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006.
Về sự cần thiết ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Nhiều đại biểu nhất trí tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi tr¬ường và các đối tư¬ợng tiêu chuẩn hóa khác...Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đổi mới một cách toàn diện hoạt động tiêu chuẩn hóa và phư¬ơng pháp tiếp cận về quản lý chất lư¬ợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng tiêu chuẩn hóa khác; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng thương mại, thu hút đầu t¬ư và chuyển giao công nghệ từ nư¬ớc ngoài vào Việt Nam.
Về tên của Luật, Có hai loại ý kiến khác nhau:
- Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giữ tên gọi như Dự thảo cũ là Luật Tiêu chuẩn hóa.
- Loại ý kiến thứ hai đề nghị lấy tên là Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật như¬¬ Dự thảo trình Quốc hội lần này.
Đại biểu Phạm Quang dự đoàn Bà Rịa Vũng Tàu và một số đại biểu khác tán thành với tên gọi trong Dự án Luật là Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, vì phạm vi điều chỉnh của Luật không chỉ liên quan đến việc xây dựng, công bố, áp dụng tiêu chuẩn mà còn liên quan đến việc xây dựng, ban hành, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp.
Về cấp tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam, nhiều đại biểu có ý kiến khác nhau:
- Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định hai cấp tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở, nh¬ư trong Dự thảo Luật.
- Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định ba cấp tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở (như Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999).
- Loại ý kiến thứ ba đề nghị quy định hai cấp tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành.
Nhưng đa số đại biểu tán thành quy định hai cấp tiêu chuẩn như¬ trong Dự thảo Luật, vì về thực chất, phần lớn tiêu chuẩn ngành trước đây là quy định về những đối tượng chưa được quy định trong Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam, do đó, có giá trị không khác gì Tiêu chuẩn Việt Nam đối với mỗi ngành. Mặt khác, quy định hệ thống hai cấp tiêu chuẩn như¬ Dự thảo Luật là phù hợp với quy định của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, các tổ chức tiêu chuẩn khu vực và phần lớn các nư¬ớc thành viên WTO.
Về thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng đoàn Bạc Liêu đồng tình với đa số thành viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành loại ý kiến thứ tư: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức, cá nhân xây dựng dự thảo đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
(Theo website Đảng Cộng sản)