Thông tin tóm tắt về thể chế chính trị, hệ thống pháp luật và tư pháp của Cộng hòa Liên bang Áo

23/12/2013
Nhằm mục đích thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với Bộ Tư pháp Cộng hòa Áo, trong các ngày từ 7-9/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã dẫn đầu Đoàn cán bộ của Bộ Tư pháp Việt Nam thăm và làm việc tại Cộng hòa Áo theo lời mời của Bộ trưởng Tư pháp của nước này. Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp xin giới thiệu tóm tắt một số thông tin về chức năng nhiệm vụ của Quốc hội, Chính phủ Áo, của một số cơ quan pháp luật tư pháp khác mà Đoàn đã đến thăm và làm việc.

THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA CỘNG HÒA ÁO

        Áo theo chế độ cộng hòa nghị viện với mô hình nhà nước có cấu trúc cấp Chính quyền Liên bang, Chính quyền bang và Chính quyền xã.

       1. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, trực tiếp do dân bầu với nhiệm kỳ 6 năm và có thể được bầu lại một lần ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu. Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội quốc gia, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn Nội các, các quan chức dân sự và đại diện của Áo ở nước ngoài, giải tán Quốc hội và ký các đạo luật hợp hiến. Tổng thống Áo hiện nay là ông Heinz Fischer (tái đắc cử vào ngày 25/4/2010)  

       2. Cơ quan lập pháp bao gồm Hội đồng Liên bang (Thượng viện)Quốc hội Liên bang (Hạ viện).

       - Hội đồng Liên bang (Bundesrat): có 62 đại biểu, là cơ quan đại diện cho lợi ích của các bang tại Liên bang, gồm các nghị sỹ được Hội đồng bang của các bang cử ra theo tỷ lệ thuận với dân số của từng bang (Tối thiểu là 3, tối đa là 12 nghị sỹ). Theo quy định của Hiến pháp, Hội đồng Liên bang có quyền phủ quyết các đạo luật đã được Quốc hội thông qua trong thời hạn 8 tuần. Tuy nhiên, trong thực tế nếu Quốc hội đưa ra “Nghị quyết kiên quyết” (Beharrungsbeschluss), thì việc việc phủ quyết không còn hiệu lực. Hội đồng liên bang chỉ có quyền phủ quyết tuyệt đối (Veto) khi các đạo luật mới hạn chế các quyền hạn của các Bang đã được ghi trong Hiến pháp.

       - Quốc hội Liên bang (Nationalrat) là cơ quan đại diện của nhân dân, do dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, có nhiệm vụ ban hành các văn bản luật, giám sát việc thực thi pháp luật và là diễn đàn chính trị của các đảng phái. Chỉ có các đảng đạt được từ 4 % số phiếu bầu trong bầu cử Quốc hội Liên bang mới được có mặt trong Quốc hội Liên bang. Tổng số ghế trong Quốc hội Liên bang (nhiệm kỳ 24) hiện nay là 183, với 5 đảng phái: Đảng Dân chủ xã hội (57 ghế), Đảng Nhân dân (51 ghế), Đảng Tự do (34 ghế), Đảng vì Tương lai nước Áo (21 ghế) và Đảng Xanh (20 ghế). Chủ tịch Quốc hội Liên bang hiện nay là bà Barbara Prammer (Đảng Dân chủ xã hội).

       3. Chính phủ Liên bang: Thủ tướng thường là chủ tịch đảng đạt được nhiều phiếu nhất trong kỳ bầu cử Quốc hội Liên bang. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ Liên bang, do Quốc hội chỉ định và được Tổng thống bổ nhiệm. Các thành viên của nội các được Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Thủ tướng điều hành công việc của Nội các, nhưng không có quyền chỉ thị cho các bộ trưởng. Nội các có thẩm quyền quyết định các dự luật trước khi trình Quốc hội. Vì Nội các áp dụng nguyên tắc nhất trí, nên tất cả các dự luật đưa ra đều phải có tất cả chữ ký của các bộ trưởng. Do vậy, bộ trưởng nào cũng có quyền phủ quyết và không thể quyết định được điều gì nếu nó đi ngược lại ý muốn của bộ trưởng khác.

Do luật bầu cử của Áo rất phức tạp nên hiếm khi có đảng nào có thể tự thành lập chính phủ mà thường phải liên minh với đảng khác. Trong một liên minh, Thủ tướng chia quyền điều phối nội các cho Phó Thủ tướng, thường là chủ tịch của đảng liên minh trong chính phủ. Số lượng bộ trưởng trong mỗi nội các khác nhau. Việc phân ghế bộ trưởng tùy thuộc vào kết quả đàm phán giữa các đảng liên minh. Chính phủ hiện nay là chính phủ liên minh giữa Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Nhân dân lãnh đạo.

       - Bầu cử: Tất cả các thiết chế chính trị phù hợp với Hiến pháp đều được thiết lập thông qua bầu cử trực tiếp (Quốc hội Liên bang, Tổng thống và Quốc hội Bang) hoặc gián tiếp (Hội đồng Liên bang). Mọi công dân Áo đủ 16 tuổi đều có quyền tham gia bầu cử trên cơ sở bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Ngoài ra, còn có các công cụ của nền dân chủ trực tiếp như trưng cầu dân ý và sáng kiến công dân, cho phép công dân tham gia trực tiếp vào quá trình quyết định các vấn đề chính trị.

       - Nền hành chính cấp bang: Áo có 9 bang, trong đó Viên vừa là thủ đô, vừa là một bang. Đứng đầu mỗi bang là Thống đốc bang. Trong những vấn đề liên quan đến bang, vai trò của Thống đốc bang cũng tương tự như vị trí của Thủ tướng Liên bang đối với các bộ trưởng của mình - tức là không phải quan hệ của cấp trên với cấp dưới. Đối với những vấn đề quan trọng của bang, chính quyền bang quyết định như là một tổ chức mang tính tập thể. Đối với những vấn đề liên quan gián tiếp đến quản lý của Liên bang, Thống đốc bang hành động theo thẩm quyền hành chính, một mặt phải thực hiện các chỉ thị của Bộ trưởng Liên bang, mặt khác được quyền ra chỉ thị cho các thành viên thuộc chính quyền bang thực hiện.

KHÁI QUÁT VỀ QUỐC HỘI CỘNG HÒA ÁO

Cộng hòa Áo là một nhà nước liên bang, với 9 bang (federal province). Thể chế chính trị của Áo là cộng hòa dân chủ. Hình thức nhà nước là dân chủ nghị viện. Mô hình nhà nước có cấu trúc cấp Chính quyền Liên bang, Chính quyền bang và Chính quyền xã.

Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, trực tiếp do dân bầu với nhiệm kỳ 6 năm và có thể được bầu lại một lần ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu. Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội quốc gia, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn Nội các, các quan chức dân sự và đại diện của Áo ở nước ngoài, giải tán Quốc hội và ký các đạo luật hợp hiến. Tổng thống Áo hiện nay là ông Heinz Fischer (tái đắc cử vào ngày 25/4/2010)  

Cơ quan lập pháp bao gồm Hội đồng Liên bang (Thượng viện)Quốc hội Liên bang (Hạ viện).

Hội đồng Liên bang (Bundesrat): có 62 đại biểu, là cơ quan đại diện cho lợi ích của các bang tại Liên bang, gồm các nghị sỹ được Hội đồng bang của các bang cử ra theo tỷ lệ thuận với dân số của từng bang (Tối thiểu là 3, tối đa là 12 nghị sỹ). Theo quy định của Hiến pháp, Hội đồng Liên bang có quyền phủ quyết các đạo luật đã được Quốc hội thông qua trong thời hạn 8 tuần. Tuy nhiên, trong thực tế nếu Quốc hội đưa ra “Nghị quyết kiên quyết” (Beharrungsbeschluss), thì việc việc phủ quyết không còn hiệu lực. Hội đồng liên bang chỉ có quyền phủ quyết tuyệt đối (Veto) khi các đạo luật mới hạn chế các quyền hạn của các Bang đã được ghi trong Hiến pháp.

Quốc hội Liên bang (Nationalrat) là cơ quan đại diện của nhân dân, do dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, có nhiệm vụ ban hành các văn bản luật, giám sát việc thực thi pháp luật và là diễn đàn chính trị của các đảng phái. Chỉ có các đảng đạt được từ 4 % số phiếu bầu trong bầu cử Quốc hội Liên bang mới được có mặt trong Quốc hội Liên bang. Tổng số ghế trong Quốc hội Liên bang (nhiệm kỳ 24) hiện nay là 183, với 5 đảng phái: Đảng Dân chủ xã hội (57 ghế), Đảng Nhân dân (51 ghế), Đảng Tự do (34 ghế), Đảng vì Tương lai nước Áo (21 ghế) và Đảng Xanh (20 ghế). Chủ tịch Quốc hội Liên bang hiện nay là bà Barbara Prammer (Đảng Dân chủ xã hội).

Bầu cử: Tất cả các thiết chế chính trị phù hợp với Hiến pháp đều được thiết lập thông qua bầu cử trực tiếp (Quốc hội Liên bang, Tổng thống và Quốc hội Bang) hoặc gián tiếp (Hội đồng Liên bang). Mọi công dân Áo đủ 16 tuổi đều có quyền tham gia bầu cử trên cơ sở bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Ngoài ra, còn có các công cụ của nền dân chủ trực tiếp như trưng cầu dân ý và sáng kiến công dân, cho phép công dân tham gia trực tiếp vào quá trình quyết định các vấn đề chính trị. Kết quả kỳ bầu cử Quốc hội Liên bang gần đây nhất (ngày 28/9/2008): Đảng Xã hội dân chủ (29,4%), Đảng Nhân dân (26,0%), Đảng Xanh (10.1%), Đảng Tự do (17,7%), Đảng vì Tương lai nước Áo (10,8%). 

Đảng phái chính trị

Từ khi Cộng hòa Áo được thành lập, nền chính trị ở Áo chịu ảnh hưởng của 2 đảng lớn là Đảng Nhân dân Áo (Österreichische Volkspartei – ÖVP) có đường hướng Thiên chúa giáo bảo thủ (trước Đệ nhị thế chiến có tên là Đảng Thiên chúa giáo-Xã hội) và Đảng Xã hội Dân chủ Áo (Sozialdemokratische Partei Österreichs – SPÖ) có tên trước đây là Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Áo - Sozialistische Arbeiterpartei Österreichs. Cả hai đảng đã có từ thời quân chủ và được tái thành lập sau khi thủ đô Viên được giải phóng vào thời gian cuối của Đệ nhị thế chiến trong tháng 4 năm 1945. Trong hai giai đoạn 1945 – 196619861999 hai đảng này cùng cầm quyền ở Áo trong "liên minh lớn" mặc dù có thế giới quan trái ngược nhau.

Xu hướng chính trị thứ ba, nhỏ hơn rất nhiều, thuộc đường hướng quốc gia dân tộc Đức, tập trung trong thời đệ nhất cộng hòa trong Đảng Nhân dân Đại Đức (Großdeutsche Volkspartei), trong đệ nhị cộng hòa là Liên minh Độc lập và sau đấy là trong Đảng Tự do Áo (Freiheitliche Partei Österreichs – FPÖ).

Đảng Cộng sản Áo cũng đã có vai trò chính trị trong những năm đầu của đệ nhị cộng hòa, thế nhưng từ thập niên 1960 vì là đảng nhỏ nhất nên đã không còn có tầm quan trọng trên bình diện liên bang nữa. Tuy vậy Đảng Cộng sản Áo vẫn còn có số phiếu đáng kể trong nhiều cuộc bầu cử địa phương, thí dụ như tại thành phố Graz.

Trong thập niên 1980 hệ thống đảng phái chính trị cứng nhắc này bắt đầu tan vỡ. Một mặt là do sự xuất hiện của Đảng Xanh (Áo) trên chính trường ở phía cánh tả và mặt khác là do Đảng Tự do Áo chuyển sang đường hướng dân túy khuynh hữu (right populism). Tách ra từ đảng này là Diễn đàn Tự do (Liberales Forum), lại biến mất trên trường chính trị ngay sau đó. Liên minh Tương lai Áo (Bündnis Zukunft Österreich – BZÖ) thành lập trong năm 2005 đánh dấu sự chia rẽ lần thứ hai của Đảng Tự do Áo.

KHÁI QUÁT VỀ TÒA ÁN TỐI CAO TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP CỦA ÁO

1. Bộ máy tư pháp

Nhiệm vụ của Toà án và Viện công tố là nâng cao tính chặt chẽ pháp lý và sự hài lòng với hệ thống pháp lý ở Áo. Các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ của mình với sự vô tư, công bằng và mang lại chất lượng cao.

Các toà án Áo chịu trách nhiệm chủ yếu về các vụ việc dân sự (ví dụ như tranh chấp pháp lý liên quan đến hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, tranh chấp về tài sản), các vấn đề về luật lao động và xã hội, các vấn đề không liên quan đến kiện tụng (như các trường hợp thừa kế, giám hộ, tranh chấp quyền nuôi dưỡng trẻ vị thành niên), các vấn đề về thi hành, phá sản và nợ, cũng như các vấn đề hình sự. Đăng ký đất đai và đăng ký thương mại, những yếu tố vô cùng quan trọng cho chất lượng của Áo – một địa điểm kinh doanh lý tưởng, cũng là trách nhiệm của Toà án.

Các tòa án thường được tổ chức theo bốn cấp độ: tòa án quận, tòa án khu vực, tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao. Hệ thống các cơ quan công tố cũng được tổ chức theo bốn cấp độ, Văn phòng công tố, công tố cấp cao và Tổng công tố có trách nhiệm liên quan đến lợi ích cộng đồng.

Các tòa án cấp quận

Các tòa án cấp quận là toà án sơ thẩm giải quyết các vụ kiện dân sự có số tiền tranh chấp tối đa là 10.000 euro và của một số loại vụ kiện nhất định (không phân biệt số tiền tranh chấp, chủ yếu là vụ kiện về hôn nhân gia đình và hợp đồng thuê). Ngoài ra, tòa án quận còn giải quyết các vụ việc hình sự trong trường hợp việc phạm tội chỉ bị phạt tiền hoặc phạt tù tối đa là một năm (ví dụ như vô ý gây chấn thương, trộm cắp).

Tòa án khu vực (tòa án cấp sơ thẩm)

Các tòa án khu vực (tòa án cấp sơ thẩm) chịu trách nhiệm giải quyết sơ thẩm tất cả các vấn đề pháp lý không thuộc thẩm quyền của Toà án cấp quận. Ngoài ra, đây cũng là tòa án phúc thẩm giải quyết yêu cầu kháng án đối với các quyết định của tòa án cấp quận.

Toà án cấp phúc thẩm

Bốn toà phúc thẩm là cấp độ tổ chức thứ ba của hệ thống toà án. Các toà án này được đặt ở Viên (bao gồm Vienna, Lower Austria và Burgenland), Graz (bao gồm Styria và Carinthia), Linz (bao gồm Upper Austria và Salzburg), cũng như Innsbruck (bao gồm Tyrol và Vorarlberg). Đây là các tòa phúc thẩm cho tất cả các vụ việc dân sự và hình sự. Ngoài ra, các tòa án này đóng một vai trò đặc biệt trong quản lý hệ thống tư pháp. Chánh tòa phúc thẩm là ngưới đứng đầu chịu trách nhiệm về việc quản lý tất cả các tòa án trong quận của mình. Khi thực hiện chức năng này, cấp trên duy nhất và trực tiếp của họ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang.

Tòa án tối cao (Oberster Gerichtshof)

Tòa án tối cao Áo là một trong ba cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm xét xử phúc thẩm cuối cùng, giám đốc thẩm, tái thẩm của Cộng hòa Áo. Nếu như Tòa án Hiến pháp chịu trách nhiệm liên quan đến hiến pháp, Tòa án Hành chính tối cao có trách nhiệm liên quan đến luật công thì Tòa án tối cao là toà án cấp cao nhất đối với các vấn đề dân sự và hình sự. Ba Toà án ở cùng một cấp độ, không có quan hệ cấp cao hơn và thấp hơn giữa các toà này.

Với vai trò chỉ đạo toàn diện trong thi hành công lý trong hệ thống tòa án thường, Tòa án tối cao đảm bảo sự thống nhất pháp luật, sự chặt chẽ pháp lý và sự phát triển của luật pháp. Mặc dù án lệ không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý, những phán quyết và giải thích của toà án có một mục đích quan trọng trong việc đưa ra những nội dung cụ thể cho luật, giải thích các quy định của pháp luật và đảm bảo sự bảo vệ  hợp pháp cho công dân.

Tòa án tối cao là toà phúc thẩm cao nhất đối với các vấn đề dân sự và hình sự. Các vụ án dân sự cũng như hình sự được giải quyết bởi ban hội thẩm. Ban hội thẩm đơn giản gồm năm thẩm phán; có ban gồm ba thẩm phán và Ban hội thẩm đầy đủ gồm mười một thẩm phán. Trong các vấn đề về luật tập đoàn, các vấn đề về lao động và xã hội hai trong số năm thành viên ban hội thẩm là thẩm phán có trình độ chuyên môn.

Tòa án tối cao cũng là tòa án kỷ luật cao nhất đối với các thẩm phán và tòa án xét xử kỷ luật cuối cùng của công chứng viên.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với hệ thống pháp luật Áo, Tòa án tối cao được hỗ trợ bởi Thư viện Trung tâm và Văn phòng Tòa án được chia thành các Văn phòng Chánh án với các văn phòng riêng biệt cho các vụ việc dân sự và hình sự (kỷ luật và việc làm), các Văn phòng hồ sơ, Văn phòng chi trả và Văn phòng nộp hồ sơ.

Tòa án có 58 thành viên – Một Chánh án, hai Phó Chánh án, thẩm phán chủ tọa (được gọi là Senatspräsidenten và Senatspräsidentinnen) và các thẩm phán khác (được gọi là Hofräte hoặc Hofrätinnen).

2. Toà án luật công

Các toà án luật công là Toà án hiến pháp và Toà án hành chính, chiếm giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp của Áo. Mặc dù đây là các toà án độc lập nhưng không phải là một phần của sở tư pháp, mà có quyền tự chủ về mặt tổ chức. Cả hai đều được đặt ở Vienna và có thẩm quyền đối với toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Chức năng của hai hệ thống Tòa án luật công này cũng tách biệt với các toà án thường vì không điều chỉnh các vấn đề về luật dân sự và hình sự (thậm chí không giống như một toà phúc thẩm) mà có trách nhiệm cụ thể trong lĩnh vực pháp luật công. Do đó các quyết định của các Toà án thường không phải chịu sự kiểm soát của Toà án luật công. Toà án tối cao với vai trò như là một sự xét sử cao nhất với các vụ án dân sự và hình sự cũng phải kiểm soát sự tuân thủ của các quyết định của toà án với hiến pháp.

Toà án Hiến pháp Áo

Toà án Hiến pháp Áo được xây dựng trên nền tảng của học thuyết về mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Constitutional Judicial Review) với đặc trưng điển hình là có vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập với ba nhánh quyền lực nhà nước. Đây là đại diện tiêu biểu cho mô hình Châu Âu (hay còn gọi là mô hình Áo) - một trong ba loại mô hình điển hình của chế định cơ quan bảo hiến  tồn tại cho đến ngày nay. “Chế định này đã lan truyền rộng rãi, được khẳng định ở các nước Châu Âu, ở nhiều quốc gia mới thành lập sau Đại chiến thế giới lần thứ hai tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, ở các nước Đông Âu, các nước đang phát triển mà trước đó, chế định này hoặc bị huỷ bỏ hoặc không hề tồn tại”.

Cộng hoà Áo được thành lập năm 1918 sau sự sụp đổ nền quân chủ Áo - Hung. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đất nước Áo bị phát xít Đức chiếm đóng, đến năm 1955, sau khi bản Hòa ước quốc gia Áo và bốn nước đồng minh được ký kết thì nước Áo mới chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và trung lập vĩnh viễn.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Áo ra đời năm 1920, là cơ sở pháp lý tối cao cho việc ra đời Nhà nước Cộng hoà tổng thống Liên bang Áo và thiết lập ba hệ thống cơ quan quyền lực theo thuyết “tam quyền phân lập” với quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ liên bang, Chính phủ bang và quyền tư pháp thuộc hệ thống toà án. Toà án Hiến pháp Áo là sản phẩm pháp lý được phái sinh trên cơ sở của bản Hiến pháp đó. Nó được xây dựng trên nền tảng của học thuyết về mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Constitutional Judicial Review) của học giả, luật sư nổi tiếng người Đức là Hans Kelsen. Cùng sự phát triển và đổi thay của đất nước, chế định Toà án Hiến pháp Áo cũng có sự thay đổi theo, đặc biệt vào các năm 1929, 1975, 1981 và 1984.

Không như các nước theo mô hình giám sát Hiến pháp tư pháp kiểu Mỹ (American Mode) với quy định Toà án Hiến pháp thuộc nhánh quyền lực tư pháp mà ở đó “bất cứ toà án nào cũng có quyền  kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật”2; cũng không như ở các nước theo mô hình hỗn hợp mà ở đó thẩm quyền giám sát hiến pháp được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước khác nhau như Nghị viện, Hội đồng nhà nước hoặc một cơ quan đặc biệt của Nghị viện mà không có một cơ quan bảo hiến chuyên trách được thành lập (như Việt Nam, Trung Quốc), Toà án Hiến pháp Áo được quy định là một cơ quan chuyên trách có cơ cấu, tổ chức và hoạt động hoàn toàn độc lập và được đánh giá như là một “nhánh quyền lực thứ tư” trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước Cộng hoà Áo.

Để đảm bảo vị trí độc lập này, Hiến pháp và Luật liên bang phần Toà án Hiến pháp (Verfassungsgerichtshofgesetz – VfGG) có rất nhiều quy định mang tính đảm bảo về con đường hình thành thẩm phán, quá trình ra quyết định và giá trị pháp lý của các quyết định, quản lý nhân sự cũng như về nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của Toà án Hiến pháp. Ví dụ, trong Hiến pháp 1920 quy định “việc quản lý nhân sự (hành chính) và ngân sách trên thực tế của Toà án Hiến pháp Áo thuộc quyền của Tổng thống Liên bang; nhân viên của Toà án Hiến  pháp do Tổng thống bổ nhiệm; ngân sách do Viện Dân tộc quyết định trong khuôn khổ ngân sách hằng năm của Liên bang”3.

Như các cơ quan bảo hiến ở các nước khác trên thế giới, Toà án Hiến pháp Áo là một cơ quan có vai trò “đảm bảo sự ổn định và tính tối cao của Hiến pháp, sự tuân thủ những mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, bảo vệ những quyền và tự do hiến định của con người”. Vai trò to lớn này được thể hiện thông qua những quy định về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Toà án Hiến pháp Áo.

Hiến pháp Áo quy định: “Nhằm ngăn ngừa sự xung đột quyền lực, Toà án Hiến pháp được trao quyền quyết định một vấn đề của lập pháp hoặc hành pháp là thuộc về Liên bang hay thẩm quyền các bang” (Khoản 2 Điều 138); Toà án Hiến pháp Áo có quyền quy trách nhiệm pháp lý (cách chức hoặc truy tố trách nhiệm hình sự) các cơ quan tối cao của Liên bang (Tổng thống, các thành viên Chính phủ) hoặc của các bang (Điều 142 và 143).

Toà án hành chính tối cao Áo

Toà án hành chính được yêu cầu xem xét lại sự hợp pháp của toàn bộ sắc lệnh hành chính công, loại trừ những pháp lệnh mà chỉ Toà án hiến pháp mới có thể xem xét và bãi bỏ. Toà chủ yếu quy định về các khiếu nại với các nghị định được ban hành cuối cùng bởi các cơ quan hành chính. Toà sẽ kiểm tra sự hợp pháp của các nghị định này và có thể bãi bỏ những nghị định không hợp pháp.

Toà án hành chính tối cao Áo (Verwaltungsgerichtshof, VwGH) có trụ sở tại Vienna và quy định về việc bác lại đối với các quyết định hành chính cuối cùng. Trong các quyết định của mình, Toà án hành chính tối cao đảm bảo sự tuân thủ với các nguyên tắc về tính hợp pháp trong các vấn đề hành chính được đưa ra trước đó. Thêm vào đó, Toà cũng đưa ra sự bảo vệ pháp lý trong trường hợp cơ quan hành chính công kém hoạt động một cách phi lý.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ LIÊN BANG ÁO

Thủ tướng thường là Chủ tịch Đảng đạt được nhiều phiếu nhất trong kỳ bầu cử Quốc hội Liên bang. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ Liên bang, do Quốc hội chỉ định và được Tổng thống bổ nhiệm. Các thành viên của nội các được Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Thủ tướng điều hành công việc của Nội các, nhưng không có quyền chỉ thị cho các bộ trưởng. Nội các có thẩm quyền quyết định các dự luật trước khi trình Quốc hội. Vì Nội các áp dụng nguyên tắc nhất trí, nên tất cả các dự luật đưa ra đều phải có tất cả chữ ký của các bộ trưởng. Do vậy, bộ trưởng nào cũng có quyền phủ quyết và không thể quyết định được điều gì nếu nó đi ngược lại ý muốn của bộ trưởng khác.

Do luật bầu cử của Áo rất phức tạp nên hiếm khi có đảng nào có thể tự thành lập chính phủ mà thường phải liên minh với đảng khác. Trong một liên minh, Thủ tướng chia quyền điều phối nội các cho Phó Thủ tướng, thường là chủ tịch của đảng liên minh trong chính phủ. Số lượng bộ trưởng trong mỗi nội các khác nhau. Việc phân ghế bộ trưởng tùy thuộc vào kết quả đàm phán giữa các đảng liên minh. Chính phủ hiện nay là chính phủ liên minh giữa Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Nhân dân lãnh đạo.

Văn phòng Thủ tướng liên bang có trách nhiệm phối hợp chính sách chung của Chính phủ, các hoạt động thông tin công cộng của Chính phủ Liên bang và hiến pháp liên bang. Văn phòng Thủ tướng liên bang đại diện cho Cộng hòa Áo tại các Tòa án Hiến pháp, Tòa án hành chính, và các tòa án luật pháp quốc tế. Hơn nữa, nó có trách nhiệm về các vấn đề đặc biệt như phụ nữ và bình đẳng, chính sách châu Âu, chính sách bảo mật, các dịch vụ dân sự, đạo đức sinh học, bảo vệ dữ liệu, các vấn đề về truyền thông - không bao gồm pháp luật về truyền thông trong lĩnh vực hình sự - và các vấn đề liên quan đến dân tộc. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thủ tướng liên bang có 6 Vụ, trong mỗi Vụ có nhiều phòng, ban. Tổng số công chức của Văn phòng Thủ tướng là khoảng 1000 người. Văn phòng Thủ tướng là cơ quan quản lý biên chế và nhân sự của các bộ liên bang.

Nền hành chính cấp bang: Áo có 9 bang, trong đó Viên vừa là thủ đô, vừa là một bang. Đứng đầu mỗi bang là Thống đốc bang. Trong những vấn đề liên quan đến bang, vai trò của Thống đốc bang cũng tương tự như vị trí của Thủ tướng Liên bang đối với các bộ trưởng của mình - tức là không phải quan hệ của cấp trên với cấp dưới. Đối với những vấn đề quan trọng của bang, chính quyền bang quyết định như là một tổ chức mang tính tập thể. Đối với những vấn đề liên quan gián tiếp đến quản lý của Liên bang, Thống đốc bang hành động theo thẩm quyền hành chính, một mặt phải thực hiện các chỉ thị của Bộ trưởng Liên bang, mặt khác được quyền ra chỉ thị cho các thành viên thuộc chính quyền bang thực hiện.

KHÁI QUÁT VỀ BỘ TƯ PHÁP  CỘNG HÒA LIÊN BANG ÁO

Hệ thống pháp luật Áo được dựa trên luật La Mã và có cấu trúc phân cấp. Bộ luật Dân sự chung - Allgemeine Bürgerliche Gesetzbuch (ABGB) - là một trong những bộ luật dân sự cổ nhất thế giới.

Cơ sở của luật dân sự Áo là Bộ luật dân sự Áo (Allgemeines bürgerliches Gesetzbuch – AGB) từ 1 tháng 6 năm 1811, được tu chính sâu rộng trong giao đoạn 19141916 dưới ảnh hưởng của phong trào "Trường phái lịch sử Đức" (German Historical School of Law). Mãi đến năm 1970 mới có nhiều sửa đổi lớn tiếp theo, đặc biệt là trong luật gia đình. Nhiều phần lớn của luật dân sự được quy định ngoài Bộ luật dân sự, trong đó là nhiều luật đặc biệt được ban hành sau khi Áo "kết nối" với nước Đức Quốc Xã năm 1938 và vẫn còn có hiệu lực sau năm 1945 với các phiên bản đã được tu chính tẩy trừ quốc xã, thí dụ như luật hôn nhân, bộ luật thương mại và luật cổ phiếu.

Luật hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự hiện đại từ ngày 23 tháng 1 năm 1974. Ngoài các hình phạt bộ luật còn quy định những biện pháp phòng chống (đưa những phạm nhân có tiềm năng tái phạm, cần phải cai trị hay không bình thường về tâm thần vào trong các trại tương ứng), cả hai chỉ được tuyên xử khi phạm tội từ thời gian có quy định trong luật (nguyên tắc không hồi tố). Tội tử hình đã được hủy bỏ.

Luật về vốn tư bản, doanh nghiệp và kinh tế chịu ảnh hưởng của việc tiếp nhận các luật lệ của Liên minh châu Âu năm 1995 và của các chỉ thị (luật lệ khung), quy định (các luật có thể được áp dụng trực tiếp) của Liên minh châu Âu dưới sự cộng tác của Áo từ khi gia nhập và cũng như là các phán quyết của Tòa án châu Âu. Trong trường hợp hoài nghi thì luật của cộng đồng được ưu tiên.

Cùng với các ngành lập pháp và hành pháp, tư pháp được coi là trụ cột thứ ba của chính phủ trong một đất nước pháp quyền. Theo hiến pháp liên bang Áo, tất cả các quyền tư pháp thuộc về cấp liên bang. Các bang không được phép thành lập các tòa án. Hệ thống tư pháp độc lập với hành pháp tại tất cả các cấp.

Hệ thống tư pháp của Áo bao gồm các tòa án thường, các cơ quan công tố, nhà tù (nhà tù giam giữ tù nhân để xét xử và thi hành án tù) và hệ thống quản chế. Tòa án dân sự và hình sự bao gồm tòa án tỉnh (Bezirksgericht), tòa án tiểu bang (Landesgericht), tòa án liên bang (Oberlandesgericht) và tòa án tối cao là cấp phán xử cao nhất.

Bộ trưởng Bộ tư pháp liên bang đứng đầu việc quản lý tư pháp. Bộ tư pháp liên bang là một trong những cơ quan hành chính tối cao của nhà nước liên bang. Bộ trưởng là thành viên của chính phủ liên bang, chịu trách nhiệm quản lý chính trị và phố

Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp

Các tin đã đưa

-         Kết thúc tốt đẹp chuyến công tác của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Cuba: bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác pháp luật giữa Việt Nam và Cuba

-         Ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác: sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Cuba

-         Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Cuba

-         Kết quả chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Áo của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường

-         Chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Áo: chính thức thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam – Áo 

-          Bộ trưởng Hà Hùng Cường bắt đầu chuyến thăm và làm việc chính thức tại Cộng hòa Áo và Cộng hòa Cuba