Pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Nhật Bản
21/07/2008
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, trước thế kỷ 20, ở Nhật Bản chưa có pháp luật về bồi thường nhà nước (BTNN). Năm 1947, lần đầu tiên, Hiến pháp Nhật Bản tại Điều 17 quy định : “mọi người có thể yêu cầu, theo quy định của pháp luật, đòi nhà nước hoặc các cơ quan công quyền bồi thường thiệt hại (BTTH) mà họ phải gánh chịu do các hành vi trái pháp luật của các quan chức nhà nước gây ra”. Trên cơ sở Điều 17 Hiến pháp, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản liên quan đến BTNN như: Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước năm 1947; Luật Đền bù hình sự; Luật về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp trong các vụ việc có liên quan đến lợi ích nhà nước.
Bình đẳng giới - sẽ có nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện
21/07/2008
Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29/11/2006. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với chính sách bình đẳng giới. Tuy nhiên, để Luật đi vào cuộc sống, yêu cầu đặt ra phải có những biện pháp bảo đảm thực hiện Luật này. Đáp ứng yêu cầu đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Theo Dự thảo, sẽ có 4 nhóm biện pháp bảo đảm cho chính sách này.
Công tác công chứng, chứng thực và hộ tịch 6 tháng đầu năm 2008: Vì quyền lợi của từng người dân
21/07/2008
Là một trong 4 chuyên đề được báo cáo tại hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm, công tác công chứng, chứng thực và hộ tịch được đánh giá là có nhiều thành công liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân hơn cả. Đây cũng là kết quả tất yếu của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật được thực hiện một cách mạnh mẽ, triệt để trong lĩnh vực này thời gian qua
Nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý: Có nên cho “nợ” tiêu chuẩn?
17/07/2008
Theo Đề án Quy hoạch mạng lưới Trung tâm TGPL nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 – 2010, định hướng đến năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 792/QĐ-TTg, tới năm 2010 phấn đấu mỗi lĩnh vực TGPL, mỗi Trung tâm và mỗi Chi nhánh có ít nhất một Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách. Đó là chưa kể con số này sẽ phải tăng gấp đôi, gấp ba vào năm 2015.
Tội phạm môi trường: Vì sao khó xử lý?
14/07/2008
Mặc dù BLHS dành một chương quy định các tội phạm môi trường nhưng qua thực tiễn 8 năm thi hành cho thấy, việc xử lý hình sự trong lĩnh vực này rất ít. Vì sao vậy?