Hạn chế tình trạng bất bình đẳng trong lao động: Những nỗ lực pháp lý 23/10/2008

Năm 1997, Việt Nam đã gia nhập Công ước 100 và 111. Đây là 2 trong số 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Để hỗ trợ việc thực hiện Công ước, từ đó đến nay hệ thống pháp luật quốc gia đã nhiều sự thay đổi đáng kể, ghi nhận một nỗ lực pháp lý trong hành trình trả lại sự công bằng cho nữ giới..

Dự thảo NĐ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Phá hoại môi trường - miễn hoạt động! 23/10/2008

Nhằm hạn chế tình trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt thay vì phải khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường, dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên- Môi trường soạn thảo đang trong quá trình lấy ý kiến các tổ chức, nhân dân cả nước.

Vai trò của cơ quan tư pháp trong hoạt động bắt giữ tàu biển: Quan trọng và không thể thiếu 23/10/2008

Đầu tháng 9/2008, Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển đã được công bố. Sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển được xem như một cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo giải quyết các khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng như để thi hành án và thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực này. Vì thế, các cơ quan tư pháp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi Pháp lệnh.

Hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp từ đối tác nước ngoài: Mới dừng ở… Nghị quyết số 48-NQ/TW 23/10/2008

Theo một chuyên gia của Dự án VIE/02/015, ngay từ đầu những năm 1990, nguồn hỗ trợ quốc tế cho việc cải cách pháp luật ở Việt Nam đã lên tới hàng chục triệu đô la. Và tới năm 2005, Việt Nam mới chính thức có được cơ sở cho hoạt động điều phối các hỗ trợ nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp với sự kiện Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW. Tuy nhiên, các dự án tài trợ của nước ngoài dường như “lãng quên” Nghị quyết số 49-NQ/TW.

Các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai: chú trọng quyền lợi của người bị thu hồi đất 23/10/2008

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa trình Chính phủ 6 dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Những Nghị định này sẽ là những hành lang pháp lý hữu hiệu để giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất- vốn là mối quan hệ đã tạo ra nhiều vướng mắc, bất cập cho hoạt động quản lý đất đai thời gian qua.

Thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân: Công cụ xử phạt phải nghiêm minh 23/10/2008

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách mang tính xã hội rất cao, không vì mục tiêu lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức, quản lý, có ý nghĩa chia xẻ rủi ra, hỗ trợ quan trọng đối với những người không may lâm bệnh. Nhưng đến nay, chính sách này vẫn đang “ngẩn ngơ”, lạc lõng giữa dòng chảy của cuộc sống vì luật còn thiếu đầy đủ, thiếu sự hợp tác từ cộng đồng và thiếu cả tiếng nói chung của những người trong cuộc…

Đánh giá tác động văn bản và một số vấn đề về bảo đảm chất lượng 23/10/2008

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật 2008) được Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008, với 12 Chương và 95 Điều, sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2009, ngoài việc kế thừa những quy định phù hợp của Luật 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung 2002, Luật 2008 quy định nhiều vấn đề mới được đúc rút từ thực tiễn thi hành pháp luật và kinh nghiệm học hỏi từ các nước có nền lập pháp lâu đời mà một trong những nội dung mới được quan tâm là đánh giá tác động văn bản.

Tuyên truyền mạnh nhưng phải dễ hiểu! 23/10/2008

Trong buổi hội thảo đóng góp ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại Hà Nội, ngoài những vấn đề được coi là “sốt dẻo” của BHYT, các đại biểu còn quan tâm nhiều đến vấn đề tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến BHYT. GS.Nguyễn Lân Dũng – với tư cách là đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk – đã không khỏi băn khoăn khi nhận được câu hỏi từ một cử tri ở vùng đất đỏ bazan: “Tại sao tôi tham gia BHYT mà cả năm không nhận được viên thuốc nào?”.