Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019

22/10/2019
Bài viết giới thiệu về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019, đồng thời, có sự phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019 (có sự so sánh với năm 2018) theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
1. Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 (The global Competitiveness Report 2019) được phát hành ngày 08/10/2019 của WEF[1], chỉ số B1 của Việt Nam năm 2019 đã có sự cải thiện vượt bậc so với năm 2018. Năm 2019, chỉ số B1 của Việt Nam đạt 3.4/7, tương ứng với số điểm 39.8/100, xếp thứ 79/141 quốc gia và vùng lãnh thổ (sau đây gọi là quốc gia) và đứng vị trí thứ 7 trong các nước ASEAN, cụ thể:
(1) Singapore: Chỉ số B1 đạt 5.5/7, tương ứng với số điểm 74.4/100, xếp thứ 1/141 và đứng vị trí thứ 1 trong các nước ASEAN.
(2) Malaysia: Chỉ số B1 đạt 5.0/7, tương ứng với số điểm 66.9/100, xếp thứ 5/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 2 trong các nước ASEAN.
(3) Indonesia: Chỉ số B1 đạt 4.0/7, tương ứng với số điểm 50.8/100, xếp thứ 29/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 3 trong các nước ASEAN.
(4) Thái Lan: Chỉ số B1 đạt 3.7/7, tương ứng với số điểm 45.8/100, xếp thứ 50/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 4 trong các nước ASEAN.
(5) Lào: Chỉ số B1 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 43.8/100, xếp thứ 63/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 5 trong các nước ASEAN.
(6) Campuchia: Chỉ số B1 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 42.7/100, xếp thứ 66/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 6 trong các nước ASEAN.
(7) Việt Nam: Chỉ số B1 đạt 3.4/7, tương ứng với số điểm 39.8/100, xếp thứ 79/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 7 trong các nước ASEAN.
(8) Brunây: Chỉ số B1 đạt 3.3/7, tương ứng với số điểm 38.9/100, xếp thứ 83/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 8 trong các nước ASEAN.
(9) Philippin: Chỉ số B1 đạt 3.0/7, tương ứng với số điểm 33.2/100, xếp thứ 103/141 quốc gia và đứng vị trí thứ 9 trong các nước ASEAN.
Bảng 1: Điểm số và thứ hạng chỉ số B1 của Việt Nam và các nước ASEAN 2019
 
 
Nguồn: World Economic Forum (2019)
2. Nhận xét, đánh giá về chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019
2.1. Qua nghiên cứu chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019 cho thấy:
Thứ nhất, năm 2019 có 02 nước trên tổng số 09 nước ASEAN giữ nguyên vị trí xếp thứ hạng về chỉ số B1 như năm 2018 là Singapore và Malaysia. Tuy nhiên, trong 02 nước này thì mặc dù Singapor vẫn giữ vị trí xếp hạng là số 1/141 quốc gia nhưng điểm số của năm 2019 so với năm 2018 bị đánh giá là giảm (năm 2018 đạt 5.6/7 tương ứng với 76.1/100, trong khi đó năm 2019 chỉ đạt 5.5/7 tương ứng với 74.4/100). Giống như Singapore, năm 2019 Malaysia vẫn giữ vị trí xếp hạng như năm 2018 – đứng thứ 5/141 quốc gia (năm 2018, đứng thứ 5/140 quốc gia) nhưng điểm số của năm 2019 so với năm 2018 bị đánh giá là giảm (năm 2018 đạt 5.0/7 tương ứng với 66.8/100, trong khi đó, năm 2019 đạt 5.0/7 tương ứng với 66.7/100).
Thứ hai, năm 2019 có 04 nước giảm vị trí xếp thứ hạng chỉ số B1 so với năm 2018:
Một là, Indonesia, năm 2019 chỉ số B1 xếp thứ 29/141 quốc gia (đạt 4.0/7, tương ứng với số điểm 50.8/100), giảm 03 bậc so với năm 2018 (năm 2018: Chỉ số B1 đạt 4.1/7, tương ứng với số điểm 52.0/100, xếp thứ 26/140 quốc gia).
Hai là, Lào, năm 2019 chỉ số B1 xếp thứ 63/141 quốc gia (đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 43.8/100), giảm 16 bậc so với năm 2018 (năm 2018: Chỉ số B1 đạt 3.8/7, tương ứng với số điểm 45.9/100, xếp thứ 47/140 quốc gia).
Ba là, Campuchia, năm 2019 chỉ số B1 xếp thứ 66/141 quốc gia (đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 42.7/100), giảm 05 bậc so với năm 2018 (năm 2018: Chỉ số B1 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 42.5/100, xếp thứ 61/140 quốc gia).
Bốn là, Philippin, năm 2019 chỉ số B1 xếp thứ 103/141 quốc gia (đạt 3.0/7, tương ứng với số điểm 33.2/100), giảm 12 bậc so với năm 2018 (năm 2018: Chỉ số B1 đạt 3.1/7, tương ứng với số điểm 45.1/100, xếp thứ 91/140 quốc gia).
Như vậy, trong 04 nước giảm vị trí xếp thứ hạng về chỉ số B1 nêu trên thì có Lào là nước giảm thứ hạng nhiều nhất (16 bậc), tiếp đến là Philippin (12 bậc), Campuchia (5 bậc) và Indonesia (3 bậc).
Thứ ba, năm 2019 có 03 nước tăng vị trí xếp thứ hạng chỉ số B1 so với năm 2018:
Một là, Thái Lan, năm 2019 chỉ số B1 xếp thứ 50/141 quốc gia (đạt 3.7/7, tương ứng với số điểm 45.8/100), tăng 08 bậc so với năm 2018 (năm 2018: Chỉ số B1 đạt 3.6/7, tương ứng với số điểm 43.3/100, xếp thứ 58/140 quốc gia).
Hai là, Brunây, năm 2019 chỉ số B1 xếp thứ 83/141 quốc gia (đạt 3.3/7 tương ứng với số điểm 38.9/100), tăng 02 bậc so với năm 2018 (năm 2018: Chỉ số B1 đạt 3.2/7 tương ứng với số điểm 37.1/100, xếp thứ 85/140 quốc gia).
Ba là, Việt Nam, năm 2019 chỉ số B1 xếp thứ 79/141 quốc gia (đạt 3.4/7 tương ứng với số điểm 39.8/100), tăng 17 bậc so với năm 2018 (năm 2018: Chỉ số B1 đạt 3.1/7 tương ứng với số điểm 34.6/100, xếp thứ 96/140 quốc gia).
Như vậy, trong 03 nước tăng vị trí xếp thứ hạng chỉ số B1 nêu trên, có Việt Nam là nước tăng vị trí xếp thứ hạng nhiều nhất (17 bậc), tiếp đến là Thái Lan (08 bậc) và cuối cùng là Brunây (02 bậc).
 
Bảng 2. Xếp thứ hạng chỉ số B1 của Việt Nam và các nước ASEAN năm 2019
Nguồn: World Economic Forum (2019)
Bảng 3. Xếp thứ hạng chỉ số B1 của Việt Nam và các nước ASEAN năm 2018, 2019
Nguồn: World Economic Forum (2018, 2019)
3.2. Chỉ số B1 là một trong những chỉ số góp phần trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo GCI 4.0. Theo đó, năm 2019, năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 67/141 quốc gia (tăng 10 bậc so với năm 2018[2], đạt và vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết số 02/NQ-CP đề ra: Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh – GCI 4.0 (của WEF) tăng 5-10 bậc; trong năm 2019 tăng 3-5 bậc).
Bảng 4. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các nước ASEAN năm 2019
Nguồn: World Economic Forum (2019)
3. Kết luận
Qua tìm hiểu, so sánh kết quả đánh giá của WEF về chỉ số B1 của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019 với năm 2018 có thể thấy điểm số và thứ hạng của các nước có những sự thay đổi nhất định qua từng năm: Có nước chỉ số B1 có điểm số thay đổi nhưng vị trí xếp thứ hạng không thay đổi hoặc thay đổi cả về điểm số và vị trí xếp thứ hạng (có thể giảm thứ hạng hoặc tăng thứ hạng). Qua đó, chúng ta thấy rằng điểm số và vị trí xếp thứ hạng về chỉ số B1 không phải là bất biến mà luôn luôn có sự thay đổi. Điều này đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải tiếp tục có sự quan tâm, chú trọng trong việc đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật để giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp, góp phần trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0 của các quốc gia nói chung, các nước ASEAN nói riêng, trong đó có Việt Nam./.
          Ths. Nguyễn Thị Minh Phương, Cục QLXLVPHC&TDTHPL.
 
[1] Xem: World Economic Forum (2019), “The Global Competitiveness Report 2019”, retrieved from http://www3.weforum.org/docs/WEF_TheGlobalCompetitivenessReport2019.pdf, truy cập ngày 09/10/2019.
[2] Năm 2018 năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 77/140 nước.