Luật về hội cần sớm ban hành

13/06/2006
Không phải ngẫu nhiên các hội lại được sinh ra nhiều đến thế. Trong một xã hội văn minh, dân chủ, sự hình thành, hoạt động của các hội trở thành một đòi hỏi tất yếu. Và chính từ các hội này, rất nhiều hoạt động xã hội, hoạt động nghề nghiệp, kể cả hoạt động tuyên truyền được tổ chức một cách hiệu quả, đem lại tác dụng không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, thậm chí tư vấn phản biện những chính sách lớn cho xã hội.

Như vậy, sự hình thành, phát triển của các hội là tất yếu. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội cũng như để quản lý, giám sat các tổ chức này hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích rất cần một khung pháp lý đủ mạnh. Chính vì vậy, từ năm 1992 luật về hội đã được đề cập đến. Tuy nhiên, suốt từ những năm đó tới nay, luật về hội vẫn chưa thể ban hành

Nghị định số 88/NĐ-CP hiện có hiện là khung pháp lý cao nhất quy định về quyền lập hội và quản lý các hội hiện nay ở nước ta. Nghị định này được thông qua năm 2003. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định, những vướng mắc chẳng hạn trong việc quy định các cấp quản lý Nhà nước hay cơ chế tài chính đã bộc lộ rõ trong hoạt động thực tiễn của các cấp hội.

Đó là với các cấp cơ sở, ngay với cấp hội trung ương mà Liên hiệp hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam là một ví dụ, với hàng chục hội thành viên, hằng trăm trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ trải rộng trên hàng hàng loạt lĩnh vực KH, công nghệ từ nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, y tế thì gần như không có cơ quan nhà nước nào là cơ quan quản lý của Liệp hiệp hội. Đó chỉ là mốt số điểm bất cập điển hình trong hàng loạt nội dung chưa thoả đáng từ Nghị định số 88/NĐ-CP.

Một lần nữa, bản dự thảo luật về hội do Bộ Nội vụ soạn thảo đã được đưa ra để trưng cầu ý kiến của đông đảo giới khoa học trên cả nước. Đây là bản dự thảo lần thứ 10. Tuy được xem là có nhiều tư tưởng cải tiến nhưng xem ra, vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Đó là lý do, Liên hiệp hội Khoa họcp-Kỹ thuật Việt Nam đã phải tiến hành 1 hội thảo khoa học về vấn đề này với đầy đủ các thành viên tham dự, từ đại diện Bộ nội vụ đến đông đảo đại diện các hội trên toàn quốc. Lần đầu tiên, 1 tổ chức được sự điều chỉnh của luật đã mạnh dạn có những ý kiến phản biện về dự thảo luật

Như vậy, cho đến bản dư thảo này vẫn chưa giải quyết được những bức xúc mấu chốt mà các nhà khoa học, các hội đã đóng góp từ những bản dự thảo trước. Một bản dự thảo khác do chính Liên hiệp hội soạn thảo cũng đã được đệ trình lên kỳ họp quốc hội lần thứ 9.

Hy vọng, trong kỳ họp lần này, luật về hội sẽ được đề cập đến. Với những đóng góp từ giới trí thức, chắc chắn luật về hội sẽ nhận được sự đồng tình của các hội nói riêng và của người dân nói chung.

(Theo website Đảng Cộng sản)